Mình là người gốc Ninh Bình,nhà mình đời đời ở đất Bắc tới đời mình thì bôn ba khắp nơi kẻ bắc người nam.Mình ở miền trung !
Đôi khi mình đi lại các tỉnh miền tây hoặc vài tỉnh phía nam,dĩ nhiên đều là đi vì công việc.
Với mình bạn bè và các mối quan hệ bao gồm cả khách hàng cũng như xã giao thì không ai kì thị mình là " BẮC KỲ ".
Thế nhưng thi thoảng trên mạng xã hội nhốn nháo mình lại gặp khá nhiều bạn kì thị " BẮC KỲ".
Mình là người tính nóng,đôi khi thẳng thắn và cộc cằn nên cũng không ngại đôi co nhưng càng về sau mình càng hiểu biết và có vị thế nhất định thì hiểu rằng,những người đang phân biệt "BẮC KỲ" quả thật toàn người học ít.
Mình có chơi với khá nhiều bạn ở Sài Gòn,có nhiều anh chị còn ở Sài Gòn trước cả năm 75.
Cũng có vài lần mình nói chuyện nam bắc để hỏi ý kiến các anh chị suy nghĩ ra sao.
Ồ ! Các bạn có biết mình nghe được thông tin gì không ?
Trừ những dân tộc thiểu số như Khmer, người Hoa....thì cái gọi là gốc Sài Gòn toàn người Kinh miền bắc cả.
Họ di cư vào nam thời nhà Nguyễn khai khẩn đàng trong thế kỷ 17-18.
Vậy nếu ở miền nam mà là người Kinh thì cùng chung một cội nguồn thì lấy cái gì ra để phân biệt.
Về cái tên Bắc Kỳ là năm 1834 vua Minh Mạng đặt ra chỉ vùng đất từ Ninh Bình trở lại bắc của Đại Nam thay cho địa danh Bắc Thành.
Nhiều người cứ có gì biến động xấu ở ngoài miền bắc là gán ngay cái danh " BẮC KỲ".
Với mình nếu giờ đôi co thì bảo về mà học lại lịch sử.
Kể cả mình ở Đà Nẵng thì gốc của Quảng Nam Đà Nẵng và cái nôi văn hóa trong này cũng không phải thuần Việt.
Còn lý do tại sao mà có chuyện người miền Nam hay có phân biệt " BẮC KỲ" ?
Có 1 thời mình có tư tưởng rằng đa phần những người phân biệt đó đều là phản động,cay cú về thống nhất đất nước 1975 mà nói như thế,lâu dần thì thành thói quen.
Nhưng sau này có tiếp xúc nhiều trong miền nam hay miền trung thì mình lại có suy nghĩ khác.
Có thể các bạn trung kỳ hay nam kỳ không biết rằng trên mỗi tấc đất trong này đều có cha anh miền bắc nằm xuống.
Có người nằm mãi ở chiến trường Tây Nguyên,nằm ở Sài Gòn,miền Tây hay nằm ở miền Trung.
Mình từng xem bộ phim " Mùi cỏ cháy" nói về cuộc chiến thành cổ quảng trị.
Đa phần quân miền bắc vào nam giải phóng toàn là những thanh niên 17-18 tuổi,có người mãi mãi tuổi 18 xuân xanh nằm lại.
Có những làng trai làng đi cả,trai hà nội vào giải phóng miền nam cũng đi cả phố.
Nhiều người mẹ ở ngoài Bắc tới dịp gần tết ra mộ con mà chính nhiều nghĩa trang liệt sĩ ở miền bắc chỉ có bia mà không có ai nằm ở đó.
Họ nằm ở mãi miền trung miền nam miền tây,những bà mẹ bần cố nông ở ngoài bắc còn chưa một lần ra khỏi làng nữa là biết những địa danh đó...
Chỉ biết con mình nằm ở một nơi rất gần nào đó,trong Việt Nam mình !
Còn nhiều bạn tư tưởng kiểu ngoài bắc nghèo thì giải phóng miền nam đang sống trong trợ cấp sung sướng cái lỗi gì.
Rồi vin cái hoàn cảnh đất nước và đường lối thời bao cấp để đá xoáy đá đểu.
Hoặc cứ than bộ máy chính quyền thế này thế nọ trong khi chén cơm mà họ đang ăn,hòa bình họ đang hưởng đều là người miền bắc đổ máu mà có.
Thời đại nào cũng có người xấu kẻ tốt nhưng nếu bảo người miền bắc với cái danh " BẮC KỲ " đều thế nọ thế chai thì cũng hơi buồn cười.
Mình không muốn lan man sang chính trị nên tạm dừng ở đây !
Với mình Việt Nam chung cội nguồn nên ở miền nào thì mình cũng không kì thị phân biệt.
Có thể do mình năng lượng tốt nên chưa gặp ai kì thị nhưng quan điểm của mình là có kì thị thì mình cũng không quan tâm vì nó chẳng ảnh hưởng gì tới miếng cơm manh áo của mình.
Nền giáo dục mình được thừa hưởng từ những bần cố nông,từ tư tưởng cách mạng mấy đời nên có lẽ mình cũng khá cổ hủ.
Cứ thấy khách nào mà tư tưởng phản động,hay tư tưởng kiểu chống đối nhà nước chính quyền là mình làm ngay tư tưởng văn hóa liền.
Dĩ nhiên đa phần đều thất bại !
Có thể trong tư tưởng của ai đó đọc bài này cũng ghét người " BẮC KỲ " lắm nhưng có đọc thì cũng phân biệt " BẮC KỲ" xấu và tốt nhé.
Bạn có Nam Kỳ,Bắc Kỳ,Trung Kỳ hay gì đi chăng nữa mà sống lỗi thì thiên hạ cũng xé vé hết cả thôi.
Chắc gì bản thân chúng ta đã tốt đẹp để đi phán xét !
Có chăng là theo số đông mà không có chính kiến thôi...
Đà Nẵng
- Hoàng Hy -