Cách chọn thầy phong thủy giỏi - nguyenhoanghy.com

0

 CHỌN THẦY PHONG THUỶ NHƯ THẾ NÀO ?

1. Phàm những kẻ cao đàm hoạt luận, thích khoe khoang chẳng giống mọi người, ấy là hạng tầm thường, chẳng khá tin họ.
2. Dò xét thấy có lực, mang theo nhiều sách vờ, mở miệng xưng đạo nọ tông kia, nào hương hào thân sĩ, thân phú ông nọ quan lớn kia, vào ngõ sửa dáng đi ấy là kê tham lam hèn mọn, làm ra vẻ phong lưu, chẳng khá tin họ.
3. Phúc cựu mộ khi vừa táng đã thấy suy bại là người ngụy thuật, chẳng khá tin.
4. Kẻ rằng có bí thư bí quyết, mở miệng xưng đạo nhân, ấy là người thiên kiến, chẳng nên tin.
5. Người dùng Địa sự việc chẳng xem xét tỉ mỉ, tâm kẻ này thô thiển tiểu nhân, chẳng nên tin họ.
6. Vừa đến đất đã mở La kinh xem phương vị, ấy là kẻ chẳng biết gì về thế Loan đầu, chỉ biết chút ít Lý khí, hạng người này chi là sơ học, cũng không dùng được.
7. Đến nhà người làm người nhà chia rẽ, trách móc bày đặt, thích những việc không tốt, lễ mạo không đứng đắn, đàm thế sự luận chuyện gió trăng, mở miệng mắng người, người này khí chất chẳng ôn hòa, ấy là kẻ phàm phu thô xuẩn, chẳng nên tin.
8. Có kẻ quán thông sơn trung, cùng một bọn làm việc bất chính, dự sẵn đất Hồng hoàng, hoặc đất Ngũ sắc chôn trước trong đất. Hoặc đặt đá có hình kỳ dị như rùa, ba ba vào đất, lừa người lấy của, chủ nhân vội mừng, nên đưa giá cá lớn cùng ăn chia với nhau, lợi khẩu như tiếng nhạc êm dịu rót vào tai mọi người, ấy là bọn hiểm trá bất lương, chẳng khả tin.
.........................................................................................
* Đã biết những chứng bệnh trên, tức là đã chọn được thầy hay. St.
TU TÂM VÀ CHỮA BỆNH
Con người ta ai cũng có bệnh, không nặng thì nhẹ. Có bệnh, trừ những biến cố đột xuất của cơ thể, chủ yếu là do nghiệp lực mà ra. Người đã làm nhiều điều xấu thì nghiệp lực nặng, nên bị bệnh. Muốn chữa bệnh thì phải giải được nghiệp lực. Muốn giải nghiệp lực thì phải tu tâm để tích đức.
1- Tu tâm
Tu ở đây phải là tu chân chính, phải là tu tâm tích đức, và phải cả luyện công để lên được tầng cao. Tu không phải để có khả năng chữa bệnh hoặc tự chữa bệnh mà là để giải nghiệp lực, tiến lên tầng cao của vũ trụ. Giải được nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi.
Vậy nghiệp lực là gì?
Đó là món nợ phải trả cho những hành động tội lỗi do mình gây ra trước đây. Nghiệp lực do tự thân mình gây ra nên tự mình phải trả. Muốn giải nghiệp lực thì phải tu chân chính để thanh lý hết những điều không tốt trong tư tưởng và trong trường nghiệp lực của mình. Đó là những nhân tố gây nên bệnh. Cho nên, muốn khỏi bệnh thì phải trừ được nghiệp lực.
Tại sao phải tu?
Con người cõi trần do cha mẹ sinh ra, nhưng Bản nguyên mỗi người thì sinh ra từ trong vũ trụ do vận động tương hỗ các loại vật chất có sẵn trong đó. Bản chất của không gian vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn. Con người sinh ra ở đây cũng có được đặc tính này. Nếu tu thân tốt, họ sẽ tiến dần lên bậc thanh cao. Nhưng cũng có nhiều người dần dần sinh tâm ích kỷ, phạm lỗi lầm làm giảm tính thanh cao. Đến mức nào đó thì rơi xuống tầng thấp hơn. Rồi lại tiếp tục biến đổi không tốt để rơi xuống tầng thấp hơn nữa. Cứ như thế cho đến khi xuống đến cõi trần, là tầng nhân loại. Đó là tầng thấp nhất. Theo đạo Phật, rơi xuống đây là rơi vào cõi mê, đáng bị tiêu hủy, nhưng tạo hóa vốn từ bi đã mở cho họ một cơ hội làm người để tu tiến. Cho nên người ở đây phải biết tu luyện theo hướng quên mình để đến với Chân Thiện Nhẫn.
Chân Thiện Nhẫn là gì?
- Chân: là tu chân dưỡng tính: nói lời chân thật, làm điều chân chính, quên mình mà tu thành Chân nhân. (Ở đây không đề cập đến vấn đề nói dối để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lý tưởng, bảo vệ đất nước… thì có phải là Chân hay không).
- Thiện: là có tâm từ bi bác ái. Khi đó sẽ thấy chúng sinh rất khổ, muốn làm điều thiện để giúp chúng sinh. Có hành động Thiện thì dễ tích đức. Thiện là biết quên mình vì người khác. Chống lại mọi tà ác cũng là Thiện. Bảo vệ cái đúng cũng là Thiện.
- Nhẫn: là có tính chịu đựng, tha thứ, biết tự kiềm chế để không nóng nảy dẫn đến hành động xấu. Có Nhẫn thì dễ nhận đức và xả được nghiệp. Một người đánh ta, ta không đánh lại là ta đã nhận được đức từ người kia. Người này đã mất đức và tăng thêm một nghiệp lực cho mình. Nếu ta đánh lại thì tức là ta lại mất đức của mình cho người đó, và lại tăng một nghiệp lực cho mình. Vậy bạn có nên Nhẫn không? Chịu đựng mà không tức giận hay oán trách mới là cái Nhẫn của người tu luyện. Muốn có Nhẫn thì tâm phải từ bỏ oán thù (không có nghĩa coi kẻ thù là bạn).
Chân Thiện Nhẫn phải là đồng tu. Phải luôn tu tâm để đạt được cả 3 cái này.
Tu thế nào?
Bạn hãy hiểu tu một cách đơn giản, không nhất thiết cứ phải cắt tóc lên chùa đi tu. Đấy chỉ là một trong nhiều cách tu. Bạn có thể tu tại tâm: tâm nguyện Chân Thiện Nhẫn. Hàng ngày bạn luôn nghĩ đến điều này. Khi có thời gian bạn có thể ngồi tịnh tâm, xóa hết tà ác từ trong tâm của mình, cầu mong tu được Chân Thiện Nhẫn. Bạn có thể ngồi tịnh trước bàn thờ, dưới gốc cây trong vườn, trên gường ngủ v.v... Thậm trí vào giờ nghỉ trưa có thể ngồi tịnh ngay ở bàn làm việc của mình. Hàng ngày hãy tự rèn mình từ trong lời nói đến hành động, hướng đến Chân Thiện Nhẫn. Tâm tu cả trong lúc làm việc, đi lại, nghỉ ngơi. Cứ như vậy ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, nghiệp chướng sẽ được bào mòn, bệnh sẽ vơi. Việc này đòi hỏi phải rất kiên trì. Cần nhớ rằng tâm phải thành, không được giả dối, không được gượng ép. Nếu bạn có thể thiền nhập định thì càng tốt. Vì khi ta thiền định thì tâm trí ta được nghỉ ngơi, dễ xả bỏ tà tâm.
Tốt hơn thì bạn nên tìm một lớp học, nhờ thầy hướng dẫn và trợ giúp luyện tu. Thầy có trình độ ở mức cao thì có thể vừa giảng đạo, vừa hướng dẫn luyện công.
Một người chỉ cần có ý muốn tu luyện thì đã được coi là có Phật tính xuất hiện rồi. Tu không có điều kiện nào cả. Tu là tu, không để đạt mục đích đã định trước. Giúp đời cũng vậy. Giúp là giúp, không có điều kiện nào đặt ra.
Đạo Phật có nói đến vấn đề phải gạt bỏ Tham Sân Si, tức là không tham lam ích kỷ, không hận oán chán ghét, không ngu dốt lầm lạc. Đó chính là con đường để đến với Chân Thiện Nhẫn.
Chân Thiện Nhẫn là đặc điểm vốn có của vũ trụ, là tiêu chuẩn để đánh giá người tốt hay xấu. Xã hội loài người hiện đang suy giảm nghiêm trọng đạo đức, cho nên tiêu chuẩn đánh giá người tốt xấu cũng sai lệch. Một người luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì đó là một hành động tốt, nhưng chưa chắc đã là một người tốt. Nếu anh ta làm tốt nhiệm một cách vụ vô điều kiện, không cầu gì cho mình, thì đó là người tốt. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ với động cơ để được thăng tiến, được danh vọng, được thưởng, hoặc lợi dụng công việc để kiếm tiền thì đó là người không tốt. Cho nên, đánh giá con người phải lấy Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn. Tu tâm chính là hướng tới Chân Thiện Nhẫn.
2- Chữa bệnh
Người chữa bệnh cần hiểu 2 vấn đề sau đây:
1- Chữa bệnh là việc làm được phép, nhưng không phải là giúp người bệnh để khỏi bệnh mà không cần phải trả nghiệp của họ. Nhưng phải là chữa bệnh cứu người, không vì tham lam ích kỷ cho mình. Khi đó chữa bệnh là tăng đức cho mình. Nếu tham lam ích kỷ, lợi dụng người bệnh để trục lợi thì chính mình đã tăng nghiệp lực của mình. Rồi đến lúc cũng phải trả nghiệp này. Bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân quá mức để trục lợi, hoặc thông đồng với nhà thuốc để trục lợi trên người bệnh thì nhất định sẽ gặp tai họa nặng nề về sau. Vì sinh nghiệp thì phải trả nghiệp, không thể trốn khỏi quy luật này của tạo hóa. Có thể là chữa bệnh phần thực thuộc thân xác lục phủ ngũ tạng cơ bắp của người bệnh. Cũng có thể là chữa bệnh phần mờ liên quan đến thể vía thuộc cõi giới vô hình, như bệnh vong nhập, bệnh vong theo, bệnh lệch luân xa v.v...
2- Chữa bệnh, dù là bệnh phần thực hay phần mờ thì cũng có 2 loại bệnh sau đây:
- Bệnh do những đột biến khách quan gây ra: như bị cảm gió, bị ngộ độc thức ăn, bị tai nạn giao thông v.v... Hoặc bị vong nhập do yếu bóng vía khi ra nghĩa trang, hoặc đứa trẻ vài tháng tuổi bị vong nhập làm đau đầu khóc đêm. (nó chưa thể làm gì tội lỗi đến phải trả nghiệp) v.v... Những bệnh này không phải là bệnh do nghiệp chướng, nên chữa khỏi là khỏi. Bạn chữa được bệnh giúp đời là đã tích thêm đức, giảm được nghiệp cho mình.
- Bệnh do hoàn trả nghiệp: Bệnh này sinh ra dù ở phần thực hay phần mờ thì cũng đều là do phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình gây ra trước đây. Bệnh này có thể không thể chữa khỏi, có thể chữa khỏi chưa chắc đã khỏi, khỏi bệnh này có khi lại sinh bệnh khác, hoặc sinh một tai ương khác trong cuộc sống. Chữa bệnh ở đây chỉ là hoãn bệnh hoặc hoán đổi dạng trả nghiệp này sang dạng trả nghiệp khác mà thôi. Vì nó chưa giải được vấn đề mấu chốt là phải giải được nghiệp. Muốn chữa khỏi bệnh thì người bệnh phải tu tâm để giảm được nghiệp lực bản thân. Khi giải xong nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi. Cũng có thể xin tạm khất trả nghiệp rồi tu tâm để giải bớt nghiệp lực của mình.
Muốn giải Nghiệp thì phải tích Đức. Đức và Nghiệp là 2 phạm trù ngược nhau. Đức là sản phẩm vật chất có màu trắng, thanh nhẹ, sinh ra do con người làm những việc tốt do có lòng nhân ái. Còn Nghiệp là sản phẩm có màu đen, nặng trọc, sinh ra do làm việc xấu, với tâm tà. Khi Đức tăng thì Nghiệp giảm. Khi nào giải xong Nghiệp thì bệnh sẽ chữa khỏi. Cho nên con người phải tích Đức là vậy. Nghiệp lực kết thành những cục màu đen, là cơ sở của mầm bệnh. Người nặng nghiệp lực thì cơ thể toàn mầu đen. Những vong lang bạt trên cõi trần, không chịu tu luyện ở cõi âm, cũng có màu đen. Chúng tương hợp với mầu đen nghiệp lực nên dễ nhập vào người gây nên bệnh vong nhập. Trong trường hợp này muốn giải vong thì phải giải được nghiệp lực. Có nhiều người bị quá nhiều vong nhập, nhưng không giải nổi vì nghiệp lực quá nặng. Khi giải được nghiệp lực thì mới giải được hết vong. Khi xin khất trả nghiệp (kiếp sau mới trả) mà được chấp nhận thì cũng có thể dễ dàng giải hết vong nhập trong người.
Các nhà khí công thường quan tâm đến vận Khí đề chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Nhưng đây không phải là mục tiêu của khí công. Khí công không chỉ dừng ở vận Khí. Nó là một khoa học có trình độ thâm cao. Mục tiêu luyện khí công không phải là để khai mở, tức là để có được công năng (thí dụ khai mở nhãn thần v.v...) mà phải là để tăng công lực bản thân lên tầng cao hơn. Tầng càng cao thì công lực càng lớn, công năng càng mạnh. Một khi nhà khí công đã vượt được lên tầng cao thì các công năng đặc dị sẽ khai mở. Muốn vậy thì cần tu để đạt Chân Thiện Nhẫn. Từ tầng cao nhìn xuống mới thấy được đường hướng chữa bệnh phải làm gì.
Chú ý: Tu tâm tích đức là một hiện thực cần thiết. Không phải là mê tín dị đoan !
Địa Sư Thiết Luật ( Sưu tầm)
1. Cầu Phúc Tạo Phúc Trước Lấy Thành Làm Đầu :
Bất kể mời người xem Phong Thủy hay xem hộ Phong thủy cho người, cả hai đều tất lấy thành tâm thành ý làm đầu. Tâm mà không thuần tức Ý Niệm không thuần, như thế Khí sẽ không định, Khí đã không định tất không thể hợp nhất hai Khí Âm Dương, thế thì nói gì đến thu hoạch Phúc Đức. Còn như thành tâm thành ý mà không có được Phong Thủy cực tốt, thì cũng không đem đến Đại Hung, giả gặp hung họa cũng đã giảm lực. Phong Thủy tốt không ở Tâm tốt, Tâm tốt không khỏi cần tích Đức.
2. Phong Thủy Có Thể Trấn Không Thể Đào Lên, Oán Gia Nên Giải Không Nên Kết.
Thạch cao điểm đậu hũ nhất vật giáng nhất vật, hại người tổn thương mình, người nguy đã diệt trước, tổn Chân Long Đại Địa tất nguy cho xã tắc…..
Đó là nói không nên lợi dụng nguyên lý Phong Thủy để làm tổn hại tha nhân để mình kết oán tình với người, càng không nên vô cớ phá hoại Phong thủy của người khác làm tổn thương Địa Mạch. Giắc khoảng đất trời hưng suy có luật, người không thể vì cải biến mà phá hoại, nguy cấp cho người mà cũng họa hại đến thân mà diệt vong, chỉ có thể lấy cái chết của mình mà làm điều khắc nghiệt mới có thể hại người, cũng giống như mượn tay người này hại người kia, như nếu tổn hoại phải Chân Long Đại Địa (Các Khí Mạch Lớn) thì có thể tổn hại đến cả một quốc gia, có thể đưa đến những vấn đề nghiêm trọng hoặc tai biến lớn, như nếu là Can Long, Đại tôn Quý Long hoặc Sông Lớn bị phá hoại nghiêm trọng, tất phát sinh sự vận chuyển gãy đổ của Khí vận Thiên Địa, nhân tâm cũng vì thế mà thành ra khô khan cứng lạnh, xã hội trong khoảng 10 năm cũng bị hỗn loạn…..
3. Đất Tốt Cần Có Pháp Đối Dụng, Phát Phúc Cần Phải Xem Thời Vận.
Âm Trạch, Dương Trạch không giống nhau, xí nghiệp hay các nhân có sự phân biệt, đất tốt cần phải phối hợp mệnh, lập hướng nên cần xem tháng năm. Xem được Đất tốt, Đất lớn không thể tự dùng cho mình, Chân Long Chính Huyệt không thể coi nhẹ thu lấy không thể lần phân chia loạn xạ. Đó là vì nói đến Đất Tốt khi thu dùng cần hội đủ Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa khi đó mới phát huy hết tác dụng, đất tốt không thể tùy tiện từ dùng, Chân Địa không thể coi thường lấy loạn, tức chỉ cần chia lấy đất bên cạnh Huyệt Địa cũng đã coi như phá hoại Địa Mạch, Chân Huyệt khi đó coi như bỏ phế, tai vạ do đó mà sinh, đồng thời coi như đã làm lộ Bí Mật Địa Lý cho người đời biết vậy !
4. Đất Nhỏ Xem Phúc Đức, Đất Lớn Xem Cơ Duyên.
Phúc bạc duyên mỏng không thể chiếm Đại Địa, thời vận chưa đến không thể cưỡng tạo cưỡng chiếm Địa Mạch. Đó là nói về xem đất cầu đất trước tiên cần xem xem tự thân mệnh cách có phúc phần và đức tháo hay không rồi quyết định, nghèo thì lấy Phú Cục, Nguy thì lấy Bình Cục, Phú thì cầu giữ gìn trường tồn cho con cháu; Quý thì cầu An Khang bảo bình ổn, Trí với Dũng thì thu lấy Quý Cục mà cứu đời, các sự thu ấy đều cần xem thời vận đến hay chưa. Hiện nay bởi vì xã hội là thông tin giao lưu phát triển, cầu lấy Phong Thủy cũng có sự biến đổi trở lên dễ dàng, có một số người đi xa trăm dặm thậm chí nghìn dặm để mà tìm Chân Long Bảo Địa, họ cũng cũng không tiếc bỏ số vàng lớn để mà sở hữu, trộm sao cho một vận trong Tam Nguyên có thể đại phát đặc biệt, đúng là lầm lớn. Bằng vào phân tích khảo chứng phàm là các Chân Long Đại Địa vận hành một vòng cần một vài trăm năm, thậm chí nghìn năm mới quay lại một vòng, có một số đất tốt của một số gia tộc ở đã vài trăm năm sau mới phát một lần, có cái 3, 5 trăm năm rồi chưa phát, như Thiều Sơn là đất Tổ của Mao Trạch Đông từ đời Minh Hồng Vũ đã đến đó cư trú, vài trăm năm sau chưa có hiển đạt, thậm chí 5 trăm năm sau mới xuất Vĩ Nhân một đời Mao Trạch Đông. Lại có một số Phong Thủy Bào Địa ở đó vài trăm năm không phát, đến khi chuyển đi đất khác thì đại phát cát tường, như đất Tổ của thủ tướng Lý Quang Diệu đó. Cũng có một số khác rất kỳ quái, cả dòng họ đến ở vài trăm năm không phát, mà có người vừa mới dọn đến thì đã sinh quý tử thậm chí qua đường tạm trú một thời gian đã phát phúc. Cho nên mới nói Đất Phú Quý cũng cần xem cơ duyên. Đặc biệt nói rõ hiện nay lưu hành Tam Nguyên Huyền Không Đại Nguyên Pháp dùng để đoán xem Tọa Hướng với nguyên vận có hay không phù hợp, lại đoán Long vận thế vận tất vạn vạn không thể, Chân Long hành vận không thể theo Tam Nguyên (Thiên vận), mà theo Can Long và Can Khôn Đại Quái, Tam Nguyên Cửu vận cũng là Thiên tinh Lưu Hành vận, đối ứng là Thiên Khí (Ngoại Khí), mà Càn khôn Đại Quái lại là Địa Long Hành Vận, đối ứng là Địa Khí (Nội Khí), chỉ có khi nọi Khí và Ngoại Khí đồng thời cùng đến giao hỗ cảm ứng tương sinh thì Chân Long mới có thể đại nhả Tinh Hoa, Tinh Hoa Quý Nhân ứng theo vận mà sinh. Đó là dó Tiên Hiền 10 đời Tổ Sư của bản môn tập hợp trí tuệ hàng trăm năm tổng kết kinh nghiệm mà có, tức cũng có rất nhiều các Phong thủy Đại Gia và Quốc Sư trong triều đã không hề được nhìn qua. Đến như Thiên vận Địa Vận khi nào cùng đến, Thiên Khí Địa Khí giao ở điểm nào (Phương vị), làm thế nào để tính toán thì đó là một bí mật, không có được Pháp đó thì không thể nào biết! Theo Tiên Sư nói Cổ Thánh Hiền cũng là xem tượng trời rồi đoán định, có thể thấy đó là Thiên Cơ Cấm Học không phải sức người có thể thấy được!
Đất lớn bất kể là Quý Cục, Phú Cục hoặc Cục Hào Cường, đều không thể coi thường lấy dùng loạn, thuộc Sơn Xuyên Kỳ Trân thì triệu người mới có một mới dùng được, trong nghìn năm chỉ được vài chỗ, để được phú quý cũng còn rất nhiều hiểm hung, đùa bỡn không tốt cầu phúc tất thành họa, thực tế là được không đủ mất cho nên hầu như bất lợi cho người. Đến như đất lớn đại phú đại quý ở thế gian có rất ít, trong khoảng hơn trăm năm mới có thể thấy một lần Vận Địa Vận Thế với Nhân Đức hợp một, không thấy không cầu là tốt, bởi vì đa số các đất kiểu đó đều sinh ra các bậc danh thần, vũ tướng, đại nho Trị Quốc An Bang, anh hùng hào kiệt hoặc đều là vua một nước mới có thể dùng, chứ còn Phong Thủy Sư và các cá nhân chớ mơ tưởng. Vì sao như thế, có người cho rằng như thế là chỉ có ở xã hội Phong Kiến, kỳ thực không phải vậy, thí tưởng như chỉ có khi sau một thời gian quốc gia động loạn và xã hội phát sinh biến động lớn thì mới xuất hiện nhân tài kiệt xuất, họ là người sẽ nắm trong tay đại quyền quyết định sự hưng suy của quốc gia, sinh tử an nguy của nhân dân. Thế nên trong thiên hạ loại Địa Sư loạn dùng loạn tác có rất nhiều, họ có thể tác động đến một đất, làm một huyệt là Thiên Hạ Đại Loạn, hỏi rằng con cháu mai này phải làm sao !?
Người xưa có cảnh cáo rằng : Âm Dương Bất Khán Chân Long Địa, Khăn Liễu Chân Địa Nhãn Tình Hạt !cổ nhân thực là đã cảnh cáo không nên đem sự an nguy của quốc gia, nhân dân cùng sự phúc đức trường tồn của con cháu mình ra làm trò đùa, từ xưa đã có vô số các ví dụ về vẫn đề này, phàm không tuân thủ tích đức thì tất sau này tuyệt hậu, nếu giữ gìn được thì có thể giữ gìn con chàu sau này bình an nhân đinh hưng vượng. Điều này thế nhân không thể không nhớ. Đến như nghìn năm một Thánh Hiền ( Văn Vương – Khổng Tử - Chu Tử), năm trăm năm một Minh Quân (Là Vua Khai Quốc Trị Loạn Hưng Thế, Công Nghiệp Truyền Nghìn Năm, Đức Lớn Ra Khắp Bốn Biển) tất là thừa người Thiên Vận Địa Vận Thế Vận ứng thời mà sinh, trời giáng tượng, đất ứng vận, người theo sáng sủa, chẳng phải do sức người mà có, không ngờ không nói, ngẫu nhiên gặp được dấu tượng cũng không được lan truyền, nếu không tất tai họa liên miên.
Như có người hỏi, đã có sự cấm kỵ thế thì làm sao để dùng Phong Thủy, kỳ thực là cổ nhân đã cho chúng ta về phương pháp giải quyết, từ đời Thanh đến nay có lưu hành Tam Nguyên Huyền Không Đại Vận Pháp cũng có thể lấy vận dụng( Phương pháp tại hướng chọn lựa ngày giờ của Tam Hợp Phái cũng có thể vận dụng), chỉ cần hợp vận hợp thủy Cục Hình Cục lại được năm tốt, ngày tốt tức tính là đại cát, không cần phải tìm tòi Long Huyệt, tức không cần hợp thủy cục không cần chọn lựa đại vận, chỉ cần chọn lựa giữa Trạch Vận với vận trình Mệnh Chủ tương sinh tương hợp cùng năm tốt ngày tốt xây dựng hoặc vào ở cũng có thể thu được đại lợi. Vì sao lại thế, cần biết rằng hiện nay xã hội vận động biến đổi rất nhanh, tuy nhiên Thiên Vận (Tam Nguyên Đại Vận cùng Lưu Niên) không đổi, nên tủy xem hoàn cảnh mà cải biến, sông lớn, đường đi, cầu cống, hầm ngầm đều được con người tạo ra rất nhanh, quy luật vận hành của Địa Vận Địa Khí cũng theo đó mà cải biến, không chỉ nên chấp vào cổ pháp, nếu không ứng dụng sẽ không chuẩn xác sẽ phát snh hung họa !
Ở đây tôi đã đưa toàn bộ các kiến thức tổng hợp bí truyền của các bậc Tiên Hiền Thánh Sư không lưu dấu điều gì, kết hợp với thực tế xã hội ngày nay làm sự tổng kết cho hậu thế, hy vọng có thể đối với người đời có sự giúp đỡ và chỉ rõ.
5. Đất Đại Quý Không Quá Hai Triều, Đất Đại Phú Không Quá Ba Đời.
Lại nói về các quan chức lớn nắm đại quyền thế cũng không thể vượt qua 2 triều đại khác nhau, đấy là cảnh báo người đời khi đắc quyền nên chú ý giữ gìn tự mình xem xét không nên dựa vào quyền lực mà lừa dối thế nhân. Ba đời có thể hình dung quãng trăm năm, ở đây nói rõ giàu nghèo cũng không quá trăm năm không biến đổi, cảnh báo chúng ta chớ vì giàu có mà bất nhân, cần lúc ở yên nhớ khi nguy cấp.
6. Phong Thủy Sư Chỉ Nên Làm Công Thần Chớ Nên Làm Tội Nhân.
Thuật Phong Thủy vốn là vũ khí để điều tiết sự sai lạc của tự nhiên, quân bình sự giàu nghèo trong xã hội, cũng lại là lợi khí làm cho tăng tốc phát triển của xã hội. Phong Thủy một mặt là vì đại chúng xã hội tạo phúc, mặt khác cũng lại là tăng thêm sự tranh đấu phân hóa giàu nghèo trong xã hội, cho nên đất tốt cần thận trong mà điểm, nếu để rơi vào tay kẻ gian tà là tạo tội vậy. Thận Trọng.
7. “Một Người Ngồi Kiệu Mấy Người Khiêng, Một Nhà Phú Quý Nghìn Nhà Nghèo, Một Tướng Nên Công Vạn Xương Phơi !”
Nguyên lý chọn phúc của Phong Thủy giống như nguồn nước hoặc sức học giống như cách làm cho cán cân giữ được thăng bằng, là đem lực lượng vật chất giàu có chia làm làm chuyển dịch tụ tập mà thành kết quả có được sự cân bằng tương đối, đối với một số người giàu có cần khiến họ bỏ ra một phần làm việc thiện để duy trì, cho nên mới nói Đại Phong Thủy mà không có Đại Phúc Đức thì không thể hưởng dụng, nếu có ngẫu nhiên cưỡng làm hoặc có được thì phúc cũng chẳng lâu dài, đó là nguyên lý chuyển hóa năng lượng của Phong Thủy( Tạm gọi là Quy Luật Phong Thủy Lực Học) nó cũng giống như nguyên lý Tàng Phong Tụ Khí của Phong Thủy Học. Chẳng qua toàn bộ mà nói Thuật Phong Thủy tức tại trong vô hình thúc đẩy xã hội phát triển, cân bằng điều chỉnh chuyển hóa sự giàu nghèo trong xã hội, ở vào một cấp độ cao nó có lợi cho sự bảo hộ hoàn cảnh nói chung.
8. Trồng Cây Được Mát, Khơi Nước Mở Nguồn, Mời Người Xem Đất Nên Có Hậu Tạ.
Phàm việc gì cũng có sự tác dụng của Nhân Quả, chọn lựa một chỗ Phong Thủy tốt đương nhiên cần có sự bắt đầu tốt thì mới thu hoạch, các Thầy Phong Thủy Chân Chính thay người làm Phúc (Phong Thủy Bậc Cao) tức là đã tự mình làm tiêu giảm Phúc Đức của mình (Âm Đức), bởi vì khi tạo phúc cho một người thì đồng thời trong vô hình huyền minh cũng làm tổn hại lợi ích một số người, tiết lộ Thiên Cơ Địa Lý phản bội lại quy luật sự vận chuyển trong tự nhiên, đầu tiên đã làm tổn hại Phúc Lực của bản thân và hậu thế, (Có một số kẻ tục nhân không hiểu biết về Phong Thủy đi lừa đảo người trong thiên hạ là đã tự chôn mất Đạo Đức Thiên Lương vậy thì tất ngày tuyệt diệt không xa) cho nên nói đối với Phong Thủy Sư cần có sự hồi báo tương ứng nhất định. Hậu tạ ít nhiều là ở nơi mỗi người, nếu không tất cả hai bên cùng bất lợi, sự ứng nghiệm không xa gì. Thế nhưng người thường không hiểu lại hay cho rằng ấy là lừa đảo lấy tiền bạc.
10. Phong Thủy Chuyển Luân Lưu, Phú Quý Đều Có Thời.
Đạt được Phong Thủy tốt rất cần không “Đắc ý vong hình” là làm không kịp, Khí Vận có số định, vinh khổ cũng có thời; không vì có được sự trợ giúp của Phong thủy đến khi sa vào cảnh khốn cùng lại oán thán, chỉ cần nỗ lự sẽ đến hồi thông thoáng, thời đến vận chuyển, Phong Thủy sẽ giúp rập cho ta.
Mười Điều Đại Thiết Luật
“Ngũ Bất – 5 Điều Không Được” :
Không vọng ngôn, nói bừa, nói quá, nói vô căn cứ.
Không vọng tác, làm bừa, làm ẩu, làm hại người.
Không tự dùng cho mình; Không điểm Chân Long Càn Khôn Huyệt; (Giữ lại cho người có nhân duyên, do Trời Xanh định rồi).
Không tiết lộ Thiên Cơ; tốt nhất là tại các đất chưa phát tích thì không được tiết lộ trước bí mật cơ trời; đề phòng người làm hỏng.
“Ngũ Yếu – 5 Điều Cần Phải Có” :
Cần vì người mà làm điều Phúc;
Cần giúp nghèo cứu yếu;
Cần trừng ác dương thiện;
Cần bảo hộ địa mạch;
Cần cẩn thận dạy học trò;
Tích Đức Và Tổn Đức
Tích Đức: Tức là vì người làm Phúc; giúp nghèo trợ khổ; trừng ác dương thiện; cứu người khi nguy khốn; không lừa không dối; giữa miệng như bình; phúc đức tương đương; bảo vệ đất có công; khuông phù xã tắc.
Tổn Đức: Mê người làm hại; Phúc Đức không cần; tham tự lấy dùng; mang tâm hại người; Dối người gạt tiền; Đấu Pháp Phong thủy; Giúp kẻ ác làm điều tai ngược; loạn điểm Long Huyệt; tiết lậu Địa mạch.
Chú ý : Cổ truyền loạn điểm Chân Long Chân Huyệt và phá hoại Long mạch là đệ nhất đại kỵ của Phong Thủy Sư, với mê hoặc người với làm hại người lấy tiền cũng tính gấp trăm lần. Bởi vì trời đất để tạo ra được một nơi Long Huyệt cần đến cả vạn triệu năm, tổn hại khó phục hồi, tiết thoát cũng cần đến vài trăm nghìn năm mới khôi phục được, nhớ điều đó nên cần thận trọng! Tất cả sự tạo táng đều nên lấy Sơn Hướng Nguyên Vận và năm tháng ngày giờ tốt là thu cát lợi, nên hạn chế sử dụng các Long Huyệt, nếu như gặp được Chân Long Chính Huyệt thì chớ coi thường thu dùng.
- Hoàng Hy-

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: