Thế đất Nhất hổ trục quần dương - kết phát cho nhà Tiền Lê - nguyenhoanghy.com

0

 

Thế đất Nhất hổ trục quần dương - kết phát cho nhà Tiền Lê

✅ Sư trưởng đến quan sát, và nói: "Đây là thiên táng, ngàn năm mới có. Chỉ có người có phúc mới được hưởng, trong tương lai dòng họ Lê sẽ phát, có đủ quyền uy và tương lai phú quý. Khi ngôi mộ kết mối xong, quan sát thấy gò đất có hình một con cọp ở giữa những gò nhỏ hơn những con dê. Cách này phong thủy gọi là "Nhất hổ trục quần dương" (một con hổ đuổi một đàn dê). Khi kết phát, cháu con sẽ là bá chủ sơn hà.”
       GIAI THOẠI PHONG THỦY MỘ PHẦN KẾT PHÁT
CHO NHÀ TIỀN LÊ VỚI KIỂU ĐẤT - NHẤT HỔ TRỤC QUẦN DƯƠNG

          Thân thế Lê Đại Hành

         Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
 

Tượng thờ vua Lê Đại Hành tại Hoa Lư - Ninh Bình

       
        Ngôi Đất Kết Nhà Tiền Lê "Nhất hổ trục quần dương Tiên vi tướng, hậu vi vương"

        Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một tướng tài đã phò trợ Đinh Tiên Hoàng dẹp tan thập nhị sứ quân, thống nhất đất nước, mở đầu trang sử mới, đưa đất nước mở vòng đô hộ của phương Bắc.

        Khi Đinh Tiên Hoàng bị gian thần hãm hại, kẻ thù phương Bắc lăm le tái chiếm nước ta. Tình thế vô cùng khó khăn, vì thiếu quân còn nhỏ, triều đình nhà Đinh khó bề ứng phó. Trước tình hình đó, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua. Ngài đích thân cầm quân chống giặc bảo vệ bờ cõi và giữ an nội trị, đáng được muôn dân đời đời kính ngưỡng.
 


 

        Tương truyền rằng, ngôi đất kết tam đại "nhất hổ trục quần dương" đã giúp minh quân xuất thế. Huyền sử lưu truyền như sau: Gần bến đò Đoạn vĩ, cách độ ba dặm đường, có một ngôi chùa cổ, sư trưởng trụ trì đã cao tuổi, vốn là một kiếm khách chán cảnh hồng trần, chọn nơi đây để sống ẩn dật, tu hành, quên đi mọi chuyện. Trong chùa, ngoài vị sư trưởng, chỉ có vài chú tiểu và một số môn đồ tục gia, giúp săn sóc cảnh chùa. Trong số đó môn sinh Lê Thụ là người được sư trưởng và bạn đồng môn yêu mến hơn cả, vì đức hạnh võ công và tài trí. Cha của Lê Thụ làm lái đò, nhà nghèo thanh bạch nhưng hay cứu khốn, phò nguy, giúp đỡ các người sa cơ thất thế, nên luôn được sư trưởng và mọi người coi trọng.

        Năm 18 tuổi, Lê Thụ không những giỏi về văn chương, thi phú mà còn là một cao thủ nội ngoại khoa và thập bát ban võ nghệ. Sư trưởng khuyên anh nên rèn chí, lập thân làm rạng danh cha mẹ và sư phụ. Cha mẹ anh cũng khuyên con tạm quên tình nhà để góp công sức cho non sông đất nước. Chắc vì có thiên duyên, nên năm 20 tuổi anh gặp tướng quân Đinh Công Trứ và đến đầu quân tại Hoan Châu.

        Sau kỳ khảo hạch về tài trí và võ công, Lê Thụ được phong "Bách nhân trưởng" vài năm sau là "Thiên nhân trưởng" rồi trở thành cánh tay mặt của tướng quân họ Đinh, và kết duyên với một nữ kiếm khách, đang hành hiệp giang hồ. Mấy năm sau, mặc dù khi từ giã lên đường anh đã gửi gấm cha mẹ cho sư trưởng, các bạn đồng môn và thân hữu xóm làng, anh vẫn đưa người vợ mới cưới về săn sóc phụng dưỡng cha mẹ già. Rất may, hai vợ chồng đều có tâm ý như nhau, nên anh rất yên tâm và cho rằng mình là người tốt phúc.
 


 

        Ít lâu sau, cha anh lên núi hái thuốc, lúc về mệt mỏi ông ngồi tọa gốc cây trên gò đất mà chết. Chiều đến, con dâu và mọi người để đi tìm thì thấy mối đã lên ngang ngực. Ai nấy đều ngạc nhiên không biết xử trí ra sao, họ đi tìm vị sư trưởng. Sư trưởng đến quan sát, rồi an ủi gia đình người quá cố. Ông nói: "Đây là thiên táng, ngàn năm mới có. Chỉ có người có phúc mới được hưởng, không nên lo buồn, vì trong tương lai dòng họ Lê sẽ phát, có đủ quyền uy và tương lai phú quý. Khi ngôi mộ kết mối xong, quan sát thấy gò đất có hình một con cọp ở giữa những gò nhỏ hơn những con dê. Cách này phong thủy gọi là "Nhất hổ trục quần dương" (một con hổ đuổi một đàn dê). Khi kết phát, cháu con sẽ là bá chủ sơn hà.”

        Vài hôm sau, sư trưởng lại đi quan sát kỹ càng và khi Lê Thụ về chịu tang, ông dặn kỹ rằng: Thế đất này rất lớn nhưng còn có vài điểm cần lưu ý: Đất kết, linh khí phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của một hồ tinh trong vùng. Sau cùng phải tinh ý, tùy cơ duyên đối phó. Khiếm khuyết ở huyền vũ, minh đường và tay long tay hổ, cần được lưu ý chấn chỉnh và trấn giải. Thêm vào đó, phải chú tâm đề phòng sự yểm trấn của kẻ thù và phải luôn tích phúc. Gia đình cần phải chú tâm đề phòng sự yểm trấn của kẻ thù và phải luôn tích phúc. Gia đình cần phải bình tĩnh trước các việc sẽ xảy ra, thì mới có được ngày mai tươi đẹp.

        Chưa đầy bốn năm sau, khi Lê phu nhân đang mang thai gần đến ngày nở nhụy khai hoa thì tướng Lê Thụ bị tuẫn nạn tại Hoan Châu, sư trưởng khuyên Lê phu nhân nên đưa mẹ về ẩn cư tại quê nhà. Trên đường về, dù có xảy ra các chuyện lạ thường cứ bình tâm ứng phó. Và khi đứa trẻ đã cứng cáp, thì hãy tìm về linh địa Hoa Lư, thiên hạ sẽ đại loạn chờ có minh quân xuất thế. Nhớ đừng tiết lộ thiên cơ.
 


 

        Nghe lời sư trưởng, hai mẹ con thu xếp hành trang về quê cũ là làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Qua mấy ngày đường, họ đã đến đầu làng Bảo Thái và sắp gặp lại các người thân quen nơi quê nhà. Rất dễ nhận ra làng cũ, vì đầu làng Bảo Thái có một cây đa cổ thụ và một tòa miếu Long thần. Miếu này rất linh thiêng. Hai mẹ con vào miếu lấy vật phẩm bày lên, thắp nhang khan vái, chưa kịp khấu đầu làm lễ, thì ở bên ngoài trời mây kéo đen nghịch, sấm chớp ầm ầm, như long trời lỡ đất, còn ở bên trong miếu Lê phu nhân trở dạ và nở nhụy khai hoa.

        Trời đang mưa như trút nước nhưng khi tiếng khóc oe oe của trẻ sơ sinh thì mưa lại ngừng hẳn. Hai mẹ con vừa mừng, vừa lo, mừng vì mẹ tròn con vuông, nhưng lo vì có thể làm ô uế nơi tôn nghiêm này. Họ vừa thu xếp xong thì đã nghe tiếng trống chiêng ầm ĩ. Các vị kỳ lão khăn đóng áo dài, nghiêm trang đi vào miếu, họ đồng thanh khan cầu: Kính mời quý vị lên kiệu về làng. Họ cho biết: Đêm qua các kỳ lão được long thần báo mộng là hôm nay phải chuẩn bị sẵn kiệu và ngay sau cơn mưa, phải ra miếu đón quý nhân.

        Từ đây miếu long thần hết long, cả làng tin Long thần đã thác sinh vào cậu bé nên đều tôn sùng mẹ con cậu bé. Lê phu nhân cẩn thận nhắc các vị kỳ mục và dân làng giữ kín chuyện này. Cậu bé được đặt tên là Lê Hoàn. Thấy chuyện xảy ra như vậy, Lê phu nhân bàn với mẹ chồng gấp lên đường vào Hoa Lư họp mặt để có được sự đùm bọc che chở và hướng dẫn của các bạn bè cối cựu của tướng quân Lê Thụ.

        Hồi đó, khi Ngô Vương Quyền mất, quốc cựu là Dương Tam Kha (em vợ) tiến ngôi. Các Châu Quận, Khê, động bất phục nổi lên chống đối. Thập nhị sứ quân mỗi người hùng cứ một phương. Người biết thời thế, thông viên văn xà địa lý, đều kéo về linh địa Hoa Lư chờ thời không phò minh chúa. Lúc này, Dương Tam Kha đã bị hậu Ngô Phương lật đổ, một phần gia đình bị bắt, một phần bị cuốn chạy vào Hoa Lư, trong đó có cô gái út là Dương Vân Nga.
 

(Ảnh minh họa: Thái hậu Dương Vân Nga trao Long bào cho Đại tướng quân Lê Hoàn)


        Hoa Lư bây giờ là nơi ngọa hổ tàng long, quy tụ nhiều kỳ nhân dị sĩ. Các thanh niên đều theo nghiệp đèn sách kiếm cung, các thiếu nữ thì thêu thùa canh củi. Khí thế bừng bừng. Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn được các danh sư chân truyền về võ nghệ và kỳ môn độn giáp cũng như rèn luyện các bí kíp võ công của môn phái. Khi Dương Vân Nga vừa tròn đôi tám, nàng trổ mã xinh đẹp tuyệt trần, xuất sắc về cầm, kỳ, thi họa. Nàng được cả hai để ý, kín đáo tỏ tình. Lê Hoàn là người đến trước nhưng nàng đủ khôn khéo chọn đúng người trao thân gửi phận, nhưng có lẽ vẫn còn e ấp tình xưa nên đã lầm lỡ gây ra miệng tiếng sau này, nơi cung cấm. Có thể đó là duyên nghiệp và cũng có thể do Hồ tinh cố tình rửa hận. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hai thanh niên tài trí đã sớm kết thân và đi chung một hướng.

        Do đó, khi Đinh Bộ Lĩnh dậy binh, rồi khuông phò sứ quân Trần Lãm, Lê Hoàn đều theo phò ở trong quân, lập được nhiều kỳ công, giúp tướng quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan các sứ quân thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng đế. Lê Hoàn được phong là thập đạo tướng quân (tổng tư lệnh).

        Nhưng chẳng bao lâu, lịch sử lại sang trang ngôi đất kết Long mã của nhà Đinh bị kẻ thù yểm trấn bằng Kim Kiếm, long mạch bị cắt đứt dẫn đến việc "Đổ thích thí Đinh-Đinh" (loạn thần thái giám Đỗ Thích Lập mưu ám hại Đinh Tiên Hoàng và thái tử Đinh Liễn) và, ngôi đất kết: "Nhất hổ trục quần dương Tiên vị tướng hậu vi vương" (một con hổ đuổi một đàn dê. Lúc đầu là tướng sau sẽ là vua) đã đến thời điểm kết phát, đưa thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, thành công rồi quên đi các lời dặn ngày xưa, không lo giữ gìn tô bồi và trấn giải huyệt mộ, hoặc do Hồ tinh tác họa, vì nữ sắc mà tạo nghiệp quả, mang tiếng đời đời. Vua Lê Đại Hành oai dũng, tiếc thay lại mê đắm sắc dục, kế vị là Lê Long Đĩnh lại tham dâm tàn bạo mà mất đi đế nghiệp.
 

Lăng mộ vua Lê Đại Hành - nhìn từ mặt chính diện, lăng được bao bọc bởi
các dãy núi đá theo thể "rồng chầu, hổ phục" theo quan niệm phong thủy xưa.


         Để nhớ công ơn của Lê Đại Hành, dân ta đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Theo thống kê có tất cả hơn 43 nơi thờ Lê Đại Hành trong đó Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất
 

Đền thờ Vua Lê Đại Hành tại Hoa Lư Ninh Bình
- Hoàng Hy sưu tầm -

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: