Thế đất lưỡng long tranh châu - phần 1
✅ Thế đất Lưỡng Long Tranh Châu ➡️ tiếp theo câu chuyện của thế đất☑️ "Phụng Hoàng Hàm Thư" là giai thoại về cuộc đời của Thanh Lã tiên sinh là một trong những vị thánh sư địa lý của Việt Nam từ thời nhà hậu Lê. Câu chuyện viết về những thế đất phong thủy quý hiếm và truyền tải ý nghĩa về phong thủy mộ phần với triết lý "Tiên tích Đức, Hậu tầm Long" tức là hãy chuyên tâm hành thiện, tạo phước thì Phúc Phần sẽ thuận theo tự nhiên, trời cho mới gặp những huyệt mộ kết phát mang lại vinh hoa, quý hiển cho gia đình, dòng họ.
THẾ ĐẤT LƯỠNG LONG TRANH CHÂU - PHẦN 1
GIAI THOẠI VỀ THANH LÃ TIÊN SINH VỊ THÁNH SƯ ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỜI NHÀ LÊ
THỨ NHẤT DINH CƠ, THỨ NHÌ MỒ MẢ!
Cuốn sách nhà phong thủy tìm thấy trong mai rùa bằng đá, cùng với tấm bia của vị thánh sư địa lý Thanh Lã, chôn vùi trong khu vực kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư : nơi an táng tám ngôi tổ mộ của họ Nguyễn ở làng Báo Văn, ngoài sự ghi chú rành mạch về phương hướng chuyển vận long mạch, từ trên cao xuống dưới thấp, trong mỗi thời hạn năm trăm năm, còn biên chép thêm cả tiểu sử và vận hạn của vị thánh sư địa lý, từng nổi tiếng là kỳ tài trong thiên hạ từ bấy giờ.
Vị hưu quan càng đọc thêm phụ chú nói về tai họa của Cụ Thanh Lã, vì nhà phong thủy trứ danh về đời Lê, không những đã có biệt tài tìm đất, để mả, mưu hạnh phúc giúp người đời, khiến cho nhiều gia đình đang nghèo khổ, khốn quẫn, nhờ có một ngôi mả kết phát, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi đã có thể võng lọng nghênh ngang, ngựa xe đủng đỉnh, bạc vàng đầy đủ, danh giá lẫy lừng, mà còn có tài để hướng nhà cũng linh nghiệm, có khi còn hay hơn cả việc an táng hài cốt người quá vãng !
Một ngôi dinh cơ khoáng đảng, tả hữu, tiền hậu có đủ những cảnh trí thiên nhiên, tốt tươi đẹp đẽ, nóc nhà nhờ thầy địa lý chính tông đạt cho thật đúng chỗ, đúng hướng, cổng mở phải phép, bếp làm đúng kiểu thì nhât định sự kết phát không còn là chuyện hoài nghi, viễn vong nữa.
Chính vì vậy, mà các cụ nhà ta ngày xưa, mới có câu cửa miệng : "Thứ nhất dinh cơ, thứ nhì mồ mả " !
Vị hưu quan càng đọc thêm phụ chú nói về tai họa của Cụ Thanh Lã, vì nhà phong thủy trứ danh về đời Lê, không những đã có biệt tài tìm đất, để mả, mưu hạnh phúc giúp người đời, khiến cho nhiều gia đình đang nghèo khổ, khốn quẫn, nhờ có một ngôi mả kết phát, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi đã có thể võng lọng nghênh ngang, ngựa xe đủng đỉnh, bạc vàng đầy đủ, danh giá lẫy lừng, mà còn có tài để hướng nhà cũng linh nghiệm, có khi còn hay hơn cả việc an táng hài cốt người quá vãng !
Một ngôi dinh cơ khoáng đảng, tả hữu, tiền hậu có đủ những cảnh trí thiên nhiên, tốt tươi đẹp đẽ, nóc nhà nhờ thầy địa lý chính tông đạt cho thật đúng chỗ, đúng hướng, cổng mở phải phép, bếp làm đúng kiểu thì nhât định sự kết phát không còn là chuyện hoài nghi, viễn vong nữa.
Chính vì vậy, mà các cụ nhà ta ngày xưa, mới có câu cửa miệng : "Thứ nhất dinh cơ, thứ nhì mồ mả " !
Nhưng thường tình thiên hạ, người ta phần nhiều chỉ chú trọng vào việc mồ mả, lo tìm kiếm, xây đắp mộ phần cho ông bà, cha mẹ thật chu đáo, chứ chẳng ai nghĩ tới sự tìm đất làm nhà, mặc dầu thanh niên nào, khi lập gia đình, cũng phải cố xây dựng cho kỳ được, một mái nhà, vừa để làm tổ ấm uyên ương cho đôi vợ chồng son mới cưới, vừa để tập cho quen một đời sống tự lập, không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, anh em !
Nói thế, không có nghĩa là người ta làm nhà cẩu thả, thích hướng nào làm hướng ấy đâu ?
Mà sự thực, người ta cũng xem xét kỹ lưỡng lắm, nào là chọn ngày đổ nền, khởi công đào móng, nào là nhờ người cất nóc, trấn yểm quỷ quái, tà ma ! nếu gặp phải một ngôi nhà nào khác, hay đình, chùa đền, miểu chi đó, đâm thẳng vào giữa nhà mình, gia chủ còn phải rước thầy về cúng vái yểm trừ bằng một lá bùa bát quái hay một tấm gương nhỏ có thư phù cẩn thận đặt đúng ngay vào nơi phản chiếu với chướng ngại vật nọ !
Nhưng công việc tìm kiếm nền nhà, xây dựng tường mái, dù thận trọng đến đâu, so với sự an táng hài cốt người quá vảng, cũng vẫn bị thua kém xa.
Sự kiện ấy, cũng không có gì là lạ, khi người ta quan niệm rằng : kiếp sống của con người chỉ là một chuổi ngày tạm bợ, phù du, dù cho vua chúa, khanh tướng, công hầu, phu nhân, mạng phụ hay cùng đinh, phú hộ, đến khi tắt thở, nhắm mắt buông tay cũng phải trở về với cát bụi, bỏ mặc trên trần thế tất cả tiền bạc, của cải.
Lúc đó, mới là nơi an nghĩ vĩnh viễn theo đúng lời thánh hiền truyền lại : sinh ký tử quy, dịch nôm là (" sống gửi thác về ").
Mớ tàn cốt chôn sâu dưới đất, vì thế mới có liên hệ mật thiết với những thân nhân trên dương thế.
Hài cốt an táng ở một địa điểm mát mẻ, có cảnh trí kỳ tú bao quanh, thì con cháu cũng được mát mặt phong lưu. Trái lại, nếu phần mộ nằm vào nơi u uất, như chôn giữa vùng đất vôi, hoặc có rễ cây, đâm từ trên cao xuống, làm thương tổn đến tiểu đựng hài cốt, thì thế nào thân nhân cũng gặp phải tai họa nặng nhẹ tùy theo số mạng và trường hợp mộ phần bị động trệ !
Hơn nữa do tinh thần tôn trọng tổ tiên, theo tục lệ cổ truyền bất di, bất dịch của Đông phương, các cụ nhà ta ngày xưa đã coi việc săn sóc mộ phần tổ tiên như một bổn phận thiêng liêng của bất cứ ai trong dòng họ.
Nhiều người không may làm ăn bị thất bại, có thể lìa bỏ dễ dàng cửa nhà, để đi nơi khác lập nghiệp. Nhưng họ lại rất băn khoăn, tỏ vẻ đau đớn vô cùng, khi phải xa cách phần mộ tổ tiên, không còn được tới thường, săn sóc, chăm nom đến nơi an nghỉ cuối cùng của người quá vãng nữa !
Thiên hạ thường tin tưởng mãnh liệt rằng : chỉ khi nào những linh hồn dưới chính suối được an nghĩ mát mẻ thì thân nhân nơi trần tục mới có thể lạc nghiệp an cư !
Nhiều giai thoại về mồ mả kết phát hay động trệ, đã được truyền tụng, phổ biến khắp nơi, để chứng minh cho lẽ huyền bí kỳ dị của môn địa lý !
Cuốn sách tìm được trong mai rùa đá, không phải là thủ bút của cụ Thanh Lã, tác giả tấm Văn bia, được chôn trong khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư từ năm Dương Đức đầu tiên (nhằm đời vua Lê Gia Tôn), mà chính do tổ phụ quan Án Sát họ Nguyễn sưu tầm, ghi chép, để người đời sau biết rõ đức tài lỗi lạc, trí óc siêu việt của một vị túc nho, quán thông kim cổ, không may bị nhà vua nghi ngờ, kết tội khi quân, đến nổi uổng phí cả một kiếp hào hoa, phong nhả !
Cứ theo mấy lời ghi chú mở đầu trong cuốn sách, thì sau khi tìm giúp được cho dòng họ Nguyễn ở làng Báo Văn khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư, để an táng tám ngôi tổ mộ, Cụ Thanh Lã có tiên đoán số phận đen tối của mình cho mọi người biết.
Dân làng, nhất là tổ phụ họ Nguyễn thuở ấy, không một ai chịu tin là có thể xãy ra việc đó. Cụ Thanh Lã thấy mọi người tỏ ý hoài nghi, tức mình quá, liền mướn thợ đá, khắc một tấm bia, nói rõ sự chuyển hướng long mạch từ trên cao xuống dưới thấp, và không quên nhấn mạnh cả lời chê bai của thiên hạ : sẽ có người bảo mình là đồ không có mắt, nên tuy làm nghề địa lý mà lại không biết rõ nơi nào quy tụ long mạch !
Đồng thời vị thánh sư địa lý dưới triều Hậu Lê, cũng nhận luôn là mình ... không có mắt thật sự !
Nhưng tại sao lại có sự tiên đoán kỳ dị ấy ?
Đó là cả một thiên thảm tử vô cùng đau thương, mà tổ phụ quan Án Sát họ Nguyễn đã dụng công ghi chép, hai mươi năm sau, khi tám ngôi tổ mộ, do cụ Thanh Lã táng giúp đang bắt đầu kết phát, còn Cụ thì bị tai hoạ khốc liệt, tàn phế trọn đời.
Nguyên thuở thiếu thời, Thanh Lã tiên sanh, vốn tài cao học rộng, kiến văn quảng bác, nhưng tâm tính hào sảng, quanh năm chỉ thích lê gót giang hồ đi khắp đó đây, mong tìm gặp bạn rượu thơ tri kỷ : chớ không nghĩ đến sự giùi mài kinh sử, để tranh lèo giật giải với sĩ tử bốn phương !
Vì vậy mấy lần mang lều, xách chõng vào trường thi, vị túc nho, dù văn chương thi phú có thừa, mà phận hẩm, duyên hôi, cả mấy bận đi thi đều không thấy có tên ghi trên bảng hổ !
Nói thế, không có nghĩa là người ta làm nhà cẩu thả, thích hướng nào làm hướng ấy đâu ?
Mà sự thực, người ta cũng xem xét kỹ lưỡng lắm, nào là chọn ngày đổ nền, khởi công đào móng, nào là nhờ người cất nóc, trấn yểm quỷ quái, tà ma ! nếu gặp phải một ngôi nhà nào khác, hay đình, chùa đền, miểu chi đó, đâm thẳng vào giữa nhà mình, gia chủ còn phải rước thầy về cúng vái yểm trừ bằng một lá bùa bát quái hay một tấm gương nhỏ có thư phù cẩn thận đặt đúng ngay vào nơi phản chiếu với chướng ngại vật nọ !
Nhưng công việc tìm kiếm nền nhà, xây dựng tường mái, dù thận trọng đến đâu, so với sự an táng hài cốt người quá vảng, cũng vẫn bị thua kém xa.
Sự kiện ấy, cũng không có gì là lạ, khi người ta quan niệm rằng : kiếp sống của con người chỉ là một chuổi ngày tạm bợ, phù du, dù cho vua chúa, khanh tướng, công hầu, phu nhân, mạng phụ hay cùng đinh, phú hộ, đến khi tắt thở, nhắm mắt buông tay cũng phải trở về với cát bụi, bỏ mặc trên trần thế tất cả tiền bạc, của cải.
Lúc đó, mới là nơi an nghĩ vĩnh viễn theo đúng lời thánh hiền truyền lại : sinh ký tử quy, dịch nôm là (" sống gửi thác về ").
Mớ tàn cốt chôn sâu dưới đất, vì thế mới có liên hệ mật thiết với những thân nhân trên dương thế.
Hài cốt an táng ở một địa điểm mát mẻ, có cảnh trí kỳ tú bao quanh, thì con cháu cũng được mát mặt phong lưu. Trái lại, nếu phần mộ nằm vào nơi u uất, như chôn giữa vùng đất vôi, hoặc có rễ cây, đâm từ trên cao xuống, làm thương tổn đến tiểu đựng hài cốt, thì thế nào thân nhân cũng gặp phải tai họa nặng nhẹ tùy theo số mạng và trường hợp mộ phần bị động trệ !
Hơn nữa do tinh thần tôn trọng tổ tiên, theo tục lệ cổ truyền bất di, bất dịch của Đông phương, các cụ nhà ta ngày xưa đã coi việc săn sóc mộ phần tổ tiên như một bổn phận thiêng liêng của bất cứ ai trong dòng họ.
Nhiều người không may làm ăn bị thất bại, có thể lìa bỏ dễ dàng cửa nhà, để đi nơi khác lập nghiệp. Nhưng họ lại rất băn khoăn, tỏ vẻ đau đớn vô cùng, khi phải xa cách phần mộ tổ tiên, không còn được tới thường, săn sóc, chăm nom đến nơi an nghỉ cuối cùng của người quá vãng nữa !
Thiên hạ thường tin tưởng mãnh liệt rằng : chỉ khi nào những linh hồn dưới chính suối được an nghĩ mát mẻ thì thân nhân nơi trần tục mới có thể lạc nghiệp an cư !
Nhiều giai thoại về mồ mả kết phát hay động trệ, đã được truyền tụng, phổ biến khắp nơi, để chứng minh cho lẽ huyền bí kỳ dị của môn địa lý !
Cuốn sách tìm được trong mai rùa đá, không phải là thủ bút của cụ Thanh Lã, tác giả tấm Văn bia, được chôn trong khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư từ năm Dương Đức đầu tiên (nhằm đời vua Lê Gia Tôn), mà chính do tổ phụ quan Án Sát họ Nguyễn sưu tầm, ghi chép, để người đời sau biết rõ đức tài lỗi lạc, trí óc siêu việt của một vị túc nho, quán thông kim cổ, không may bị nhà vua nghi ngờ, kết tội khi quân, đến nổi uổng phí cả một kiếp hào hoa, phong nhả !
Cứ theo mấy lời ghi chú mở đầu trong cuốn sách, thì sau khi tìm giúp được cho dòng họ Nguyễn ở làng Báo Văn khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư, để an táng tám ngôi tổ mộ, Cụ Thanh Lã có tiên đoán số phận đen tối của mình cho mọi người biết.
Dân làng, nhất là tổ phụ họ Nguyễn thuở ấy, không một ai chịu tin là có thể xãy ra việc đó. Cụ Thanh Lã thấy mọi người tỏ ý hoài nghi, tức mình quá, liền mướn thợ đá, khắc một tấm bia, nói rõ sự chuyển hướng long mạch từ trên cao xuống dưới thấp, và không quên nhấn mạnh cả lời chê bai của thiên hạ : sẽ có người bảo mình là đồ không có mắt, nên tuy làm nghề địa lý mà lại không biết rõ nơi nào quy tụ long mạch !
Đồng thời vị thánh sư địa lý dưới triều Hậu Lê, cũng nhận luôn là mình ... không có mắt thật sự !
Nhưng tại sao lại có sự tiên đoán kỳ dị ấy ?
Đó là cả một thiên thảm tử vô cùng đau thương, mà tổ phụ quan Án Sát họ Nguyễn đã dụng công ghi chép, hai mươi năm sau, khi tám ngôi tổ mộ, do cụ Thanh Lã táng giúp đang bắt đầu kết phát, còn Cụ thì bị tai hoạ khốc liệt, tàn phế trọn đời.
Nguyên thuở thiếu thời, Thanh Lã tiên sanh, vốn tài cao học rộng, kiến văn quảng bác, nhưng tâm tính hào sảng, quanh năm chỉ thích lê gót giang hồ đi khắp đó đây, mong tìm gặp bạn rượu thơ tri kỷ : chớ không nghĩ đến sự giùi mài kinh sử, để tranh lèo giật giải với sĩ tử bốn phương !
Vì vậy mấy lần mang lều, xách chõng vào trường thi, vị túc nho, dù văn chương thi phú có thừa, mà phận hẩm, duyên hôi, cả mấy bận đi thi đều không thấy có tên ghi trên bảng hổ !
Người nào thi rớt mà không buồn phiền, tủi hận ?
Chỉ duy có Thanh Lã tiên sanh là không tỏ ý chán nản hay âu sầu chi hết, vì đối với tiên sinh, sự đậu, rớt đâu có phải là lẽ sống ở đời ?
Nhiều bạn đồng môn khi còn đi học, vẫn phải nhờ tiên sinh "gà" giúp cho những bài kinh sách khó khăn, không ngờ " học tài, thi phận" những thầy khóa" " dốt lòi đuôi" ấy, lại nhẹ gót thanh vân, thi đâu đổ đấy, dễ dàng như người ta ăn cơm, uống nước vậy !
Một vài người bạn thân của tiên sinh thấy thế, thường tỏ ý bất bình, cho rằng các quan chấm trường thi, nếu chẳng có tư vị, thì cũng là những kẻ gà mờ không có mắt xanh, phân biệt được hạt châu với mắt cá, nên mới không đủ tài thưởng thức những áng văn chương xuất sắc, cũng như không biết gạt bỏ những bài văn viễn vong, rỗng tuếch chẳng có một chút giá trị về văn chương cũng như về tư tưởng vậy !
Thanh Lã tiên sinh chỉ cười, chắp tay cảm tạ thịnh tình săn sóc của bạn nhưng rồi lại yêu cầu bạn không nên coi đó là một việc quan trọng có thể làm cho mình hao tổn tinh thần !
Tiên sinh còn nhấn mạnh : người nào được sanh ra trong trời đất, cũng đều có số mạng hết !
Số được làm quan thì dù có ngu đần, dốt nát đến đâu, cũng được chểm chệ trên ghế phụ mẫu chi dân, mặc dầu khi cắp sách đến trường chưa bao giờ đọc trôi một bài văn sách !
Trái lại, nếu chỉ là số bạch đinh, thì dù trí cả, tài cao, học quán năm xe, làu thông kinh sử, xuất khẩu thành chương, thấu triệt cổ kim, họ cũng không sao vào lọt được cả ba trường, để hưởng thụ lộc nước, ân vua, áo bào, đai tía, xem hoa thượng uyển, dự yến vua ban, bái tổ vinh quy, được dân làng đón rước trọng thể như đón rước một vị đường quan đi kinh lý.
Với lối sống khoáng đạt của một vị quân tử nho, tiến không mừng, thoái không nãn, thành công không kiêu bạc, thất bại chẳng chịu hạ mình làm điều thương tổn đến giá trị nho phong. Thanh Lã tiên sinh, sau mấy phen đua tài thử sức, trong trường văn, trận bút, sẳn sàng lãng quên món nợ công danh, để lao mình vào công trình nghiên cứu các môn nho, y, lý số, coi đó là môn giải trí duy nhất trên đời.
Càng tìm được những cuốn cổ văn, giảng dạy về huyền vi của Tạo hóa, sự cấu tạo mầu nhiệm của luật âm dương với bao nhiêu chi tiết biến ảo phi thường, hầu như ly kỳ, quái đản, mê tín, hoang đường, tiên sinh càng say sưa, không quản ngại tốn kém, vui lòng bỏ ra hàng trăm lạng bạc một lúc, để có mua cho kỳ được những áng cổ văn hiếm có của Trung Hoa, Nhựt Bổn, đem về ngày đêm khảo cứu, suy gẩm những lời vàng ngọc của cổ nhân.
Ngoài ra với tinh thần cầu tiến, lúc nào cũng tha thiết học hỏi, một cách cần cù, khắc khổ, tiên sinh mỗi khi nghe đồn nơi nào có thầy hay, bạn giỏi, là tức khắc tìm đến tận chỗ, dùng hết phương kế để kết giao cho kỳ được.
Với bậc trưởng thượng, tiên sinh vui vẻ, tôn kính như bậc sư phụ, phụng thờ có khi còn chu đáo hơn cả mẹ cha, để mong được túc nho đạo đức ấy, truyền thụ cho cái học sở trường.
Với những người đồng trang lứa, không phân biệt giàu nghèo, quý tiện, tiên sinh niềm nở kết liên, quý trọng như anh em ruột thịt.
Gặp bạn phong lưu, phú quý thì chẳng nói làm gì, nếu người bạn mới bần hàn, khốn quẩn, tiên sinh sẳn sàng chia sẽ bạc tiền, thóc gạo để anh em có thể chung sống dưới một mái nhà, chung sách, chung đèn, cùng nghiên cứu, khảo luận những lý lẽ nhiệm mầu, kỳ ảo của các môn lý, số, nho, y.
Nhờ vậy, chẳng bao lâu, tiên sinh đã nổi tiếng là bậc kỳ tài, không những tướng số như thần mà chữa bệnh cũng kỳ diệu không kém những tay danh y thuở trước, quyết đoán được sự sanh tử của các loại chứng bệnh nan trị.
Nhưng đặc biệt hơn hết, tiên sinh vẫn chỉ sở trường và chăm chú trao đổi, nghiên cứu về riêng môn phong thủy.
Nhờ những kết quả hiển nhiên về sự kết phát mấy ngôi mả trong vùng, thiên hạ đồn đải, một đồn mười, mười đồn trăm, chỉ ít ngày sau, tiên sinh đã được mọi người suy tôn là Thánh Sư Địa Lý !
Nhưng " sinh nghề, tử nghiệp ", cái công lệ của Hóa Công mà ít ai tránh khỏi đó, không ngờ lại nhằm ngay đúng vị túc nho, thánh sư địa lý nước Nam mà báo ứng, không những khiến cho Thanh Lã tiên sinh bị mục tật, tàn phế trọn đời mà trong hàng ngũ danh nhân nghèo nàn của ta cũng mất đi một ngôi sao sáng chói !
Nguyên tiên sinh là dòng trưởng trong họ, từ khi học được kỳ thuật về lý số, thường được nghe bà con, anh em trong họ yêu cầu tiên sinh phải cố gắng tìm cho kỳ được một ngôi đất thật quý, để hoạc chôn cất hài cốt tổ phụ, hoặc xây dựng nhà thờ họ, tuỳ theo địa điểm và địa thế hầu con cháu trong họ sau này, có hy vọng mở mày mở mặt được với thiên hạ.
Tiên sinh vốn dững dưng với bã vinh hoa, coi công danh, phú quý như đám mây trôi nổi giữa nền trời giông tố, mà luôn cả cuộc đời cũng không hơn gì một giấc chiêm bao, hợp tan, tan hợp nào có gì là vững bền vĩnh cữu đâu ?
Nhưng trước lời yêu cầu của các bậc phụ chấp trong họ, tiên sinh tự thấy không tiện chối từ.
Vả lại, tiên sinh cũng không có quyền gì và cũng không thế nào bắt buộc được mọi người phải chán ghét sự bon chen danh lợi như mình, nên đành phải nhận lời.
Từ đấy, ngoài việc chửa bệnh cho dân làng và để mả giúp cho những người quen biết trong vùng, tiên sinh ngày chăm chú vào việc tìm kiếm một kiểu đất thật đặc biệt, để làm mộ phần tổ phụ, cho trọn lời cam kết, hứa hẹn với họ hàng.
Đất tốt tuy không hiếm, song nếu được hào này lại hỏng hào khác, chỗ kết ngành nọ, lại hại ngành kia, suy đi xét lại rất kỷ lưỡng tiên sinh vẫn không được toại nguyện, chút nào, nên hầu hết những thửa đất lựa chọn, được tiên sinh đều đem tặng cho những gia đình nghèo khổ nhưng có tiếng là trung hậu trong vùng.
Những gia đình này đang khốn quẩn đến cực độ, sau khi tổ mộ quán khí, bỗng phấn khởi hẵn lên, có gia đình con cháu thi đậu làm quan, có nhà thì tự nhiên làm ăn, sinh sôi nẩy nở, hưng thịnh lạ lùng. Họ mừng rở kéo nhau đem lễ vật đến nhà tạ ơn Thanh Lã tiên sinh.
LƯỠNG LONG TRANH CHÂU
Hành vi trung hậu của những gia đình mới được kết phát không ngờ vô tình, lại làm gây phiền lụy cho tiên sinh rất nhiều !
Vì các vị phụ chấp cũng như anh em trong họ, thấy thế đều oán giận, chê trách tiên sinh là ăn ở vô tình với họ hàng thân thích !
Theo lời họ phê bình, thì tiên sinh không chịu tận tâm lo việc tìm đất cho cả họ, mà chỉ săn sóc giúp đở người dưng, nước lã, theo đúng câu cửa miệng : " địa lý không để được mả nhà ".
Cay nghiệt, oan uổng hơn nữa là người ta còn gáng cho tiên sinh cái tiếng tham tiền, nên mới chăm chú để mả cho người ngoài, mà lơ là sự ký thác chí tình của cả họ !
Tiên sinh giải thích thế nào, họ cũng chẳng chịu tin, là tiên sinh không muốn chọn những kiểu đất tầm thường, dù có kết phát cũng chỉ là sự kết phát nhỏ nhặt mà chỉ muốn cố tìm cho kỳ được những kiểu đất đặc biệt, khả dĩ tạo được sự kết phát lâu bền, oanh liệt để làm vẻ vang cho dòng họ.
Với tâm tính hồn nhiên của một nho gia thuần túy, Thanh Lã tiên sinh vui lòng hứng nhận tất cả lời dị nghị, chỉ trích của họ hàng, chẳng một chút buồn phiền hay oán giận.
Tiên sinh cứ tiếp tục âm thầm làm việc theo ý mình, mong một ngày kia, có thể tìm được kiểu đất đai quý để trả lời sự suy xét thiển cận của mọi người trong họ.
Quả nhiên, chỉ nửa năm sau, tiên sinh đã khám phá được kiểu đất " lưỡng long tranh châu " ở làng Mía mà người quanh vùng này, thường gọi là " Hạc Hải " để hiến dâng cho họ, theo đúng lời hứa khi trước của tiên sinh.
Đó là một khu đất cực kỳ quý báu, đem lại sự kết phát tới đế vương, tồn tại liên tiếp được ngoài một ngàn năm, nhưng nếu biết " tiếp phước " sẽ lại có thể phục hồi long mạch để con cháu hưởng phước thêm vô thời hạn !
Tuy nhiên, có một trở điều ngại rất quan trọng đã làm cho Thanh Lã tiên sinh phải bận tâm suy nghĩ mất khá nhiều thì giờ : đó là địa thế ngôi đất quý !
Nó nằm ngay trong vòng lũy tre làng, chứ không phải như mọi kiểu đất khác, tọa lạc ở ngoài đồng ruộng hay núi, đồi, đều có thể an táng được hài cốt người quá vãng một cách dễ dàng !
Tục lệ ở thôn quê, đâu có cho phép ai được xây đắp mộ phần ở trong làng, viện cớ : "người sống không bao giờ chịu ở lẫn với hồn ma " !
Những hương chức thôn, thân hào dù cho giàu có như Thạch Sùng, Vương Khải, quyền uy hách dịch không kém các vị đương quan, cũng không thế nào vượt nổi lệ làng, để công khai đem hài cốt tổ tiên chôn cất ở trong làng đã được giới hạn từ bao đời trước, bằng một vòng lũy tre xanh, phân biệt đất ở của dân cư, với đồng ruộng, bao gồm cả tha ma, mộ địa !
Phép vua thua lệ làng, là thế đó !
Nhưng tìm được kiểu đấ " lưỡng long tranh châu" không phải là một sự dễ dàng, mà có thể nói là bỏ qua được một cách dễ dàng như vậy ?
Phải tìm đủ mọi phương pháp sử dụng ngôi đất quý ấy cho kỳ được mới nghe ! Thanh Lã tiên sinh, lúc đầu đã định chôn dấu hài cốt tổ phụ, không cho một ai biết, kể cả bà con trong họ, nhưng suy đi, tính lại, tiên sinh thấy có nhiều điều bất tiện, lại thôi.
Cuối cùng, tiên sinh cương quyết vận động bỏ tiền ra mua thửa đất ấy, rồi đổ nền cao để cất nhà thờ họ !
Việc làm của tiên sinh kín đáo vô cùng !
Dân làng và luôn cả mọi người trong họ, không một ai biết dụng ý của tiên sinh.
Nhưng sau ngày hoàn thành từ đường chừng gần một năm, cả họ, nhất là, chi trưởng của tiên sinh, làm ăn hưng thịnh, phát đạt lạ lùng, trẻ em học một biết mười, đứa bé sơ sinh nào trong họ mới ra chào đời, cũng thông minh, đĩnh ngộ, khôi ngô, tuấn tú khác thường, khiến cho dân làng kinh ngạc, một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng bao lâu, khắp vùng lân cận đều đồn đải rùm beng là mồ mả của Thanh Lã tiên sinh được xây cất trên một khu đất quý, kết phát rất to !
Trước những lời thì thầm, bàn tán của dân làng, tiên sinh chỉ mỉm cười, không công nhận mà cũng không cải chánh.
Sự thực, thì chỉ có một mình tiên sinh biết rõ.
Nó không phải là mồ mả kết phát chi hết, mà chính là ngôi nhà thờ họ làm trên kiểu đất "lưỡng long tranh châu", mà chiếc khám thờ, đặt bài vị của tổ tiên của Thanh Lã tiên sinh, được thiết lập ngay tại đúng quả châu, nên hấp thụ linh khí của hai thần long, mới quán khí một cách nhanh chóng, mãnh liệt như thế.
Sỡ dĩ tiên sinh không muốn nói cho ai biết tính cách quý báu của khu đất Hạc Hải chỉ là vì tiên sinh hiểu rõ sự ghen ghét của người đời, một khi biết rõ dòng họ của tiên sinh, sớm muộn gì cũng sẽ được kết phát vẻ vang, nhờ về ngôi từ đường kia xây cất trên kiểu đất " lưỡng long tranh châu " tất sao cũng tìm cách hãm hại, hay phá hủy tòa nhà ấy cho kỳ được.
Đó là tâm lý thường tình của những kẻ không muốn cho ai sang đẹp hơn mình ? Không những nạn "ố mỹ" lan rộng trong dân làng, thôn xóm, mà nó còn ăn sâu cả vào tâm não, phế phủ những bạn đồng nghiệp với tiên sinh nữa !
Những người cùng nghề trong thiên hạ, có mấy khi chịu ưa nhau bao giờ đâu ?
Dù là những tín đồ Khỗng Mạnh, luôn luôn tôn trọng đạo đức, cương thường, họ cũng không tránh khỏi được cái nạn " hàng thịt nguýt hàng cá " chê bai nhau, dèm xiểm nhau, để duy trì cho kỳ được địa vị độc tôn của họ ! Các thầy địa lý cũng vậy !
Tuy khoát ngoài cái danh nghĩa đồng nghiệp hay đồng môn, họ vẫn chẳng dẹp bỏ được óc vị kỷ, chèn ép bạn bè trong trí não, nên mỗi khi thấy đồng nghiệp thành công rực rỡ, họ không ngần ngại gì, tìm cách "phá đám" với mục đích duy nhất triệt hạ uy thế của người bạn cùng nghề.
Đấy là nói sự thành công trong việc tìm đất để mả cho thiên hạ !
Còn nếu là trường hợp thầy địa lý táng đuợc hài cốt thân nhân vào đúng cát huyệt, để có thể kết phát oanh liệt, hiển vinh thì thôi, trăm ngàn " mũi dùi " khốc hại của các đồng nghiệp sẽ cùng một lúc, nhắm cả vào khu đất quý báu kia, để trấn áp, yểm trừ cho mất hẵn sự kết phát đi !
Lòng ghen tài đã biến họ, từ người học vấn thuần lương, thành một kẽ đố kỵ tầm thường thâm hiểm, độc ác vô bờ bến !
Phải chăng vì thế, người ta mới có câu " Địa lý không mấy khi để được mả nhà ", để ám chỉ sự phá hoại kinh khũng giữa anh em đồng nghiệp !
Đây là chưa kể tới âm công, phúc trạch của tổ tiên từ mấy mươi đời trước !
Nó nằm ngay trong vòng lũy tre làng, chứ không phải như mọi kiểu đất khác, tọa lạc ở ngoài đồng ruộng hay núi, đồi, đều có thể an táng được hài cốt người quá vãng một cách dễ dàng !
Tục lệ ở thôn quê, đâu có cho phép ai được xây đắp mộ phần ở trong làng, viện cớ : "người sống không bao giờ chịu ở lẫn với hồn ma " !
Những hương chức thôn, thân hào dù cho giàu có như Thạch Sùng, Vương Khải, quyền uy hách dịch không kém các vị đương quan, cũng không thế nào vượt nổi lệ làng, để công khai đem hài cốt tổ tiên chôn cất ở trong làng đã được giới hạn từ bao đời trước, bằng một vòng lũy tre xanh, phân biệt đất ở của dân cư, với đồng ruộng, bao gồm cả tha ma, mộ địa !
Phép vua thua lệ làng, là thế đó !
Nhưng tìm được kiểu đấ " lưỡng long tranh châu" không phải là một sự dễ dàng, mà có thể nói là bỏ qua được một cách dễ dàng như vậy ?
Phải tìm đủ mọi phương pháp sử dụng ngôi đất quý ấy cho kỳ được mới nghe ! Thanh Lã tiên sinh, lúc đầu đã định chôn dấu hài cốt tổ phụ, không cho một ai biết, kể cả bà con trong họ, nhưng suy đi, tính lại, tiên sinh thấy có nhiều điều bất tiện, lại thôi.
Cuối cùng, tiên sinh cương quyết vận động bỏ tiền ra mua thửa đất ấy, rồi đổ nền cao để cất nhà thờ họ !
Việc làm của tiên sinh kín đáo vô cùng !
Dân làng và luôn cả mọi người trong họ, không một ai biết dụng ý của tiên sinh.
Nhưng sau ngày hoàn thành từ đường chừng gần một năm, cả họ, nhất là, chi trưởng của tiên sinh, làm ăn hưng thịnh, phát đạt lạ lùng, trẻ em học một biết mười, đứa bé sơ sinh nào trong họ mới ra chào đời, cũng thông minh, đĩnh ngộ, khôi ngô, tuấn tú khác thường, khiến cho dân làng kinh ngạc, một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng bao lâu, khắp vùng lân cận đều đồn đải rùm beng là mồ mả của Thanh Lã tiên sinh được xây cất trên một khu đất quý, kết phát rất to !
Trước những lời thì thầm, bàn tán của dân làng, tiên sinh chỉ mỉm cười, không công nhận mà cũng không cải chánh.
Sự thực, thì chỉ có một mình tiên sinh biết rõ.
Nó không phải là mồ mả kết phát chi hết, mà chính là ngôi nhà thờ họ làm trên kiểu đất "lưỡng long tranh châu", mà chiếc khám thờ, đặt bài vị của tổ tiên của Thanh Lã tiên sinh, được thiết lập ngay tại đúng quả châu, nên hấp thụ linh khí của hai thần long, mới quán khí một cách nhanh chóng, mãnh liệt như thế.
Sỡ dĩ tiên sinh không muốn nói cho ai biết tính cách quý báu của khu đất Hạc Hải chỉ là vì tiên sinh hiểu rõ sự ghen ghét của người đời, một khi biết rõ dòng họ của tiên sinh, sớm muộn gì cũng sẽ được kết phát vẻ vang, nhờ về ngôi từ đường kia xây cất trên kiểu đất " lưỡng long tranh châu " tất sao cũng tìm cách hãm hại, hay phá hủy tòa nhà ấy cho kỳ được.
Đó là tâm lý thường tình của những kẻ không muốn cho ai sang đẹp hơn mình ? Không những nạn "ố mỹ" lan rộng trong dân làng, thôn xóm, mà nó còn ăn sâu cả vào tâm não, phế phủ những bạn đồng nghiệp với tiên sinh nữa !
Những người cùng nghề trong thiên hạ, có mấy khi chịu ưa nhau bao giờ đâu ?
Dù là những tín đồ Khỗng Mạnh, luôn luôn tôn trọng đạo đức, cương thường, họ cũng không tránh khỏi được cái nạn " hàng thịt nguýt hàng cá " chê bai nhau, dèm xiểm nhau, để duy trì cho kỳ được địa vị độc tôn của họ ! Các thầy địa lý cũng vậy !
Tuy khoát ngoài cái danh nghĩa đồng nghiệp hay đồng môn, họ vẫn chẳng dẹp bỏ được óc vị kỷ, chèn ép bạn bè trong trí não, nên mỗi khi thấy đồng nghiệp thành công rực rỡ, họ không ngần ngại gì, tìm cách "phá đám" với mục đích duy nhất triệt hạ uy thế của người bạn cùng nghề.
Đấy là nói sự thành công trong việc tìm đất để mả cho thiên hạ !
Còn nếu là trường hợp thầy địa lý táng đuợc hài cốt thân nhân vào đúng cát huyệt, để có thể kết phát oanh liệt, hiển vinh thì thôi, trăm ngàn " mũi dùi " khốc hại của các đồng nghiệp sẽ cùng một lúc, nhắm cả vào khu đất quý báu kia, để trấn áp, yểm trừ cho mất hẵn sự kết phát đi !
Lòng ghen tài đã biến họ, từ người học vấn thuần lương, thành một kẽ đố kỵ tầm thường thâm hiểm, độc ác vô bờ bến !
Phải chăng vì thế, người ta mới có câu " Địa lý không mấy khi để được mả nhà ", để ám chỉ sự phá hoại kinh khũng giữa anh em đồng nghiệp !
Đây là chưa kể tới âm công, phúc trạch của tổ tiên từ mấy mươi đời trước !