Thế đất “hậu sinh phát đế” phát vương nhiều đời cho con cháu họ Trần - nguyenhoanghy.com

0

 

Thế đất “hậu sinh phát đế” phát vương nhiều đời cho con cháu họ Trần

✅ Giai thoại ngôi mộ phát tích giúp vương triều nhà Trần xưng đế. Phía trước gò ấy có 3 gò lớn là Tam thai, phía sau có 7 gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất "hậu sinh phát đế”.
 
GIAI THOẠI PHONG THỦY THẾ ĐẤT PHÁT ĐẾ VƯƠNG CHO NHÀ TRẦN 
 
        Dân gian vẫn từng nói rằng: trước khi làm quan anh phải biết được mộ nhà anh đặt ở đâu, tổ tiên anh tích đức như thế nào. Ngày nay cũng vậy, câu nói đó dù hiểu theo phương diện huyền bí hay thực tế thì nó vẫn luôn luôn đúng.Tổ tiên có công đức, tích tụ công đức……nuôi dạy con cháu có tốt thì mới có ngày hiển vinh.    
 

 
Thái Đường Lăng (Hưng Hà - Thái Bình) là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng.


        Vậy nên ở Việt Nam chúng ta, các dòng họ đều răn dạy con cháu với câu đối: “tổ tông công đức thiên niên thịnh – tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh”. Lịch sử nhà Trần là một minh chứng cho điều đó.Sự phát tích của nhà Trần  trong lịch sử phong kiến kiến Việt Nam luôn luôn là một đề tài tốn rất nhiều giấy mực của các bậc trí giả. Cũng như các triều đại khác của lịch sử Việt Nam, khi phát tích đều mang những yếu tố liêu trai. Sử sách mà lịch sử ghi lại về nhà Trần cho đến nay vẫn còn nhiều điểm mang tính chất huyền bí, do ảnh hưởng bởi những truyền thuyết dân gian. Do vậy, sự phát tích và phát triển đến cực thịnh, rực rỡ của nha Tran vẫn là một đề tài hấp dẫn mà những nhà nghiên cứu đam mê bí ẩn về phong thủy đang đi tìm lời giải đáp.

 
 
Đền thờ các Vua Trần tại Hưng Hà - Thái Bình
 

        Lịch sử phát triển rực rỡ của nhà Trần:

        Người đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển rực rỡ của nhà Trần chính là Trần Tự Khánh, người đã có công tập hợp lực lượng, đánh dẹp các xứ quân nổi loạn và hình thành lên thế lực cho họ Trần trong triều đình nhà Lý.Người trực tiếp gây dựng lên cơ nghiệp trăm năm rực sáng cho họ Trần và ảnh hưởng tới cục diện, sức mạnh của nhà nước Đại Việt khi đó lại chính là Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là người đã ra sức ép buộc Huệ Tông bỏ ngôi lên làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Chiêu Thánh công chúa khi đó mới 7 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Để đoạt hẳn ngôi báu về tay họ Trần, Trần Thủ Độ tìm cách đưa con của anh thứ Trần Thừa là Trần Cảnh, mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225. Thượng hoàng Huệ Tông đi tu, truất làm Huệ Quang đại sư, Trần Cảnh lên ngôi tức Thái Tông hoàng đế của triều Trần. Năm 1226 nhà Trần được thành lập và trải qua 12 đời vua với 175 năm trị vì (tính từ đời vua Trần Thái Tông đến vua Trần Thiếu Đế)
 


 

        Ngôi “mộ tổ” họ Trần được chôn cất đúng vào long mạch và kết phát mạnh mẽ nên con cháu

        Nhà Trần phát triển mạnh mẽ và đưa lịch sử phong kiến Việt Nam đến với những trang sử sáng chói như vậy bởi rất nhiều nguyên nhân. Từ việc nhà Trần luôn luôn biết dạy dỗ con cháu các thế hệ mai sau luôn luôn phải biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, phải biết cọi trọng sức dân và phải yêu lấy dân (nên là một triều đại hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân) cho đến việc biết sử dụng nhân tài trong công cuộc bảo vệ và xây dựng bờ cõi (nhà Trần sở hữu rất nhiều người tài đã vì đất nước mà phò vua đánh giữ nước, giúp dân, giúp đời). Bên cạnh đó, nhà Trần đặc biệt coi trọng giáo dục con cháu, văn võ bá quan và nhân dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước và khích lệ tướng sĩ… Tuy nhiên, chúng ta không thể không kể đến việc nhà Trần phất lên một phần chính là nhờ “mộ tổ” họ Trần được chôn cất đúng vào long mạch và kết phát mạnh mẽ nên con cháu họ Trần sau này đã hiển đạt, thăng quan tiến chức, đứng đầu thiên hạ trong một thời gian dài. Từ đó cho đến nay, tuy có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng đời nào con cháu họ Trần cũng có hào kiệt đứng ra giúp đời, đó cũng là một phần ân đức to lớn mà tổ tiên họ Trần để lại cho con cháu. Hai câu chuyện sắp kể dưới đây tuy hơi mang màu sắc huyền bí nhưng sẽ ít nhiều hé lộ về sự tích phát tích của họ Trần và phản ánh đúng với mong muốn của người đời về việc dạy dỗ con cháu về truyền thống tổ tiên.
 

Đường vào khu di tích có 3 ngôi mộ rất lớn được cho là mộ của các vua Trần.
1 trong 3 ngôi mộ đã từng được khai quật trước đây là thấy có tế khí.

          
        Truyền thuyết 1 - Thầy phong thủy chỉ nơi chôn cất ngôi mộ cho họ Trần:
        Vùng đất phong thủy nói ở trên của nhà Trần thuộc lưu vực sông Phổ Đà (tức sông Luộc) và nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay). Truyền thuyết kể lại rằng vào thời điểm đó có hai dòng họ nổi tiếng nhất sinh sống ở đây là họ Lý và họ Tô, còn họ Trần mãi sau này mơi đến định cư và kết giao được với họ Tô thông qua đám cưới giữa Trần Lý với người con gái họ Tô.

        Giai thoại dân gian truyền tai nhau rằng: Trần Lý có một người bạn vốn là một thầy địa lý rất giỏi, được dân chúng gọi là thầy Phùng. Vốn là một người sành sỏi trong nghề, lại thường xuyên đi khắp nơi tìm đất đặt mộ nên thầy Phùng biết ở thôn Lưu Gia này có ngôi huyệt quý.

        Ngôi huyệt quý đó được mô tả như sau: “Tổ sơn bắt nguồn từ đoạn giao giữa ba ngọn núi chồng lên nhau, lấy Tam Đảo làm gốc rồi cùng với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị chụm lại. Long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng (hiện chưa rõ địa điểm này ở đâu) mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.         Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường (xã Thái Đường, huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay) và kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có 3 gò lớn là Tam thai, phía sau có 7 gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

        Thầy Phùng vốn là một người am hiểu về phong thuy, địa lý và biết vận nhà Trần sắp tới nên nói cho Trần Lý biết chuyện này rồi khuyên Trần Lý nên dời mả tổ về chôn tại đây. Nghe theo lời thầy Phùng, vào một ngày lập thu, Trần Lý dời mộ tổ từ Tức Mặc (Nam Định) về táng tại gò Sao, công việc hoàn tất đúng chính giờ Hợi (tức 22h đêm). Xong xuôi, trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết. Chính vì được mộ tổ họ Trần được chôn cất vào thế đất “hậu sinh phát đế” nên sau đó con cháu nhà Trần cứ thế phát vương và thay nhau nắm giữ thiên hạ hoặc làm quan trong triều.         

        Truyền thuyết thứ 2 - Thầy địa lý Tàu chỉ nơi đặt huyệt cho họ Trần:

        Tiên Tổ nhà Trần ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, (tỉnh Nam Định) đời đời làm nghề đánh cá, một dải trường giang ở phía Nam đâu đâu cũng là nhà.


        Bấy giờ có một ông thày địa lý Trung quốc sang nước ta xem đất. Chú theo Long mạch từ núi Tam đảo đi xuống, qua Thăng long, Cổ Bi đến các xã Kệ Châu và Cao xá thuộc Huyện Kim Động, thấy có nhiều đống đất hoàn tụ, bèn cười nói rằng:Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm. Đến xã Phượng Trà, huyện Nam xương không thấy vết tích đâu nữa. Chú ngắm trông một hồi lâu rồi nói : Nước sông chảy mạnh, không lẽ huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông. Chú bèn sang sông đi đến Huyện Hà liễu, Huyện Ngự Thiên, thấy các ngọn núi đều đứng thẳng, liền lấy tay chỉ và cười nói rằng: Chỗ cất đầu lên ở đây, trốn tránh ta như thế nào được. Chú tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê quanh quẩn mãi ở đấy không đi được.

        Chợt có Nguyễn Cố người xã Tây vệ đến đấy, hỏi Khách rằng: Ông lưu ý ở chỗ này, có Huyệt tốt phải không ?

        Khách ngửa mặt lên Trời cười nói rằng: Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất Đế Vương. Đáng chê các thày Địa lý thời nay, không Thày nào có nhãn lực.

        Nguyễn Cố nói : Nếu quả là đất Đế Vương, xin Ông cho tôi. Ông muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ.

        Khách nói : Nhà ông có Phúc may gặp được tôi thì tôi cho ông. Nhưng sau khi táng rồi, ông phải trả tôi ngay 100 quan tiền, và về sau lấy được nước, ông phải cho tôi một nửa.

        Nguyễn Cố xin vâng lời, rồi đem mộ Tổ táng vào chỗ ấy.

        Khách sợ Cố phản trắc, bèn bảo : Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm sét, thấy có sự lạ, thì lành ít, dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay.

        Nguyễn Cố đem mả Tổ táng vào nơi ấy, được ba bốn ngày, đến nửa đêm có một tiếng sét rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Sáng hôm sau đi xem thì thấy ở các xã Đặng xá, Tây vệ và Thái đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, khắp vườn tược ao chuôm, nơi nào cũng có. Những hòn đá ấy đến nay vẫn còn.

        Nguyễn Cố biết là được đất rồi, rất lấy làm mừng rỡ. Vợ Cố bảo rằng: Ngôi đất ấy dầu cho là phát Phúc, nhưng hiện nay thì làm thế nào lo được 100 quan tiền. Vả lại sau này chia đôi Thiên hạ, thì còn được bao nhiêu.Cố thấy vợ nói thế, thì định bụng không tạ lễ cho chú Khách nữa. Khi Khách đến hỏi, Cố hẹn mấy ngày sau sẽ trả. Khi đến hẹn, Khách tới nhà, Cố liền bắt trói lại, rồi đang đêm đem vứt xuống sông. Vất xong vội vàng chạy về.

        Nguyên chỗ Cố vất Khách xuống là một bãi phù sa, nước Thủy triều dâng lên ngập cả bãi. Sau khi vất Khách xuống, nước triều rút lui, bãi phơi khô, Khách nằm lại trên bãi. Chợt có một chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi ngang qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu đem lên thuyền, rồi cởi trói cho Khách và hỏi duyên cớ.

        Khách đem đầu đuôi sự việc này thuật lại cho họ Trần nghe và nói thêm rằng: Nhờ có ông mà tôi được sống lại. Tôi xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông để tạ ơn.

        Người họ Trần nói: Ngôi đất đó Nguyễn Cố đã táng rồi còn làm gì được nữa.

        Khách nói:Tôi đã tính trước, ngôi đất ấy thế nào nhà ông cũng được.

        Người họ Trần bèn lưu chú Khách ở trong thuyền, không để lộ cho người ngoài biết.

        Khách bảo người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi Tầm sét và lấy cây vang nấu nước để dùng.

        Một đêm, mưa to gió lớn và luôn có tiếng sét đánh. Đến khi tạnh mưa, Khách và người họ Trần đem lưỡi tầm sét cắm xuống mộ Tổ của Nguyễn Cố, xuyên thủng đến quan tài, rồi lấy nước vang tưới vào mộ. Sáng hôm sau Nguyễn Cố ra thăm, cho là mộ bị sét đánh, có máu chẩy ra, vội vàng rời mộ ra chỗ khác.

 

   
     
Khách bèn đem mộ Tổ họ Trần táng vào đó.Ngôi đất này phía trước trông ra ngã ba sông Cái (Nguyên chú: Thuộc xã Hữu Bị Huyện Mỹ lộc, tục gọi là Cửa Vàng) ..Phía sau gối vào voi phục, lâu đài và cờ, gươm bài trí hai bên. Huyệt ở Thổ Phúc tàng Kim (Trong đất giấu vàng), tọa Càn - Hướng Tốn. Táng xong Khách bảo rằng: Phấn đại yên hoa đối diện sinh, hẳn lấy được nhan sắc Thiên hạ.

        Người họ Trần nói: Nếu được như lời Ông, xin chia cho Ông một nửa đất nước.

        Khách nói : Không cần phải làm như thế. Nhà ông hưởng nước, chỉ cần đời đời tư cấp cho nhà tôi đủ ăn, đủ mặc mà thôi.

        Người họ Trần hứa sẽ ghi lòng tạc dạ. Rồi làm giấy tờ giao ước, mỗi bên giữ một bản để làm tin.

        Lại nói chú Khách vốn là người tâm cơ trí lực . Chú làm hai bản sấm thư để lại cho con cháu và dặn: Nếu sau này họ Trần vẫn đối đãi tử tế, thì bảo thực cho họ biết. Nếu họ bội ước thì như thế, như thế ... Khách lại bảo họ Trần rằng: Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép ấy là gì, sau này sẽ bảo cho biết.

        Họ Trần vô cùng cảm tạ. Trần Thừa là cháu ba đời, năm Diên phúc thứ 8 (1218) triều Lý, sinh ra Trần cảnh mũi cao, mặt Rồng, được Chiêu Hoàng nhường ngôi cho làm Vua Thái Tông. Ban đầu khi con cháu chú Khách ở Trung quốc sang, các Vua Trần đều tặng tống rất hậu. Nhưng đến cuối đời thì đối đãi kém tử tế.

 

       
      
Một người cháu của chú Khách sang nói với Vua Trần: Tổ tiên hạ thần có để lại một bản sấm thư, dặn đến năm nay thì đem sang trình quý Quốc. Vua Trần xem sấm thư thấy nói: Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, cần phải khơi thông Thủy đạo thì mới giữ được lâu dài. Vua Trần tin lời nói ấy, bèn chiểu theo họa đồ ở sấm thư đào một Thủy đạo từ sông Cái xã Phú xuân đi vào, quanh đến xã Thái Đường.(Con sông ấy nay vẫn còn dấu vết). Không ngờ đào đứt Long mạch, họ Trần bèn suy , rồi bị Xích Chủy hầu (Gọi Hồ Quý Ly) thoán đoạt. Xét ra Vua Trần trị vì được từng ấy năm, là do mệnh Trời, chứ sức người làm thế nào được./.
- Hoàng Hy sưu tầm -

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: