Tại sao lại Tầm long điểm huyệt
✅ Thế của long mạch lấy mềm mại linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn cá nhảy chim bay gọi là “sinh long”, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển ngang ngược cồng kềnh, uể oải như cây khô cá chết là “tử long” địa huyệt hung. Để dễ hiểu "Long" trong Phong Thủy là Đất - "Mạch" tức là Khí chạy trong Đất. Giống như cơ thể người, Máu nuôi dưỡng có thể, mạch là đường đi dẫn máu đến các cơ quan tạng phủ tế bào. Nên Long Mạch to khỏe, đẹp đẽ, tú mĩ, không tắc, gấp hoặc lở loét là Long Mạch tốt. Đây là góc nhìn của Đại Cục trên một địa cầu, rồi đến dần Cán Long, Chi Long v..v... rồi tiểu cục khí dẫn đến khu huyệt trường.
Long mạch là gì ?
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí, vì vậy các nhà phong thủy học gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi. Nói đơn giản đó là khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là “Long”. Ngoại mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.
Ý nghĩa của long mạch
Mục đích tìm ra long mạch tốt để giúp gia chủ càng giàu có hay phát đạt. Đó là niềm tin từ xa xưa đã đưa vào tàng thức của con người.
Còn thực tế vào thời đại văn minh, phong thủy là một yếu tố của con người làm tăng năng lượng của con người, yếu tố chính của con người (thân chủ) làm việc có tổ chức khoa học, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, phát triển kỹ năng (sở trường của mình). Ví von phong thủy như sự “trang trí văn phòng” làm cho con người cảm thấy thoáng đạt, thoải mái và tăng hiệu quả năng xuất làm việc. Long mạch ví như sự “thoáng khí”, rộng rãi của không gian hay thân thiện hoàn cảnh giúp con người.
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí, vì vậy các nhà phong thủy học gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi. Nói đơn giản đó là khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là “Long”. Ngoại mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.
Ý nghĩa của long mạch
Mục đích tìm ra long mạch tốt để giúp gia chủ càng giàu có hay phát đạt. Đó là niềm tin từ xa xưa đã đưa vào tàng thức của con người.
Còn thực tế vào thời đại văn minh, phong thủy là một yếu tố của con người làm tăng năng lượng của con người, yếu tố chính của con người (thân chủ) làm việc có tổ chức khoa học, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, phát triển kỹ năng (sở trường của mình). Ví von phong thủy như sự “trang trí văn phòng” làm cho con người cảm thấy thoáng đạt, thoải mái và tăng hiệu quả năng xuất làm việc. Long mạch ví như sự “thoáng khí”, rộng rãi của không gian hay thân thiện hoàn cảnh giúp con người.
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng
Phương pháp xem long mạch
Trước hết phải xem tổ sơn (núi tổ) của long vì tổ sơn là căn nguyên của cát hung. Từ xa đến gần, núi tổ được xếp theo thứ tự Thái tổ, thái tông, thiếu tổ, thiếu tông, phụ mẫu. Núi tổ tốt thì mới có huyệt tốt và mới có vận tốt.
Xem xét tổ sơn rồi xem xét lai long. Đất là thịt của long, đá là xương của long, cỏ là lông long. Long có thuận có nghịch. Nghịch thì quí, long phải tụ không được phân tán. Long phải dừng không được bỏ đi .
Khi xác định được núi tổ, sẽ phân biệt long mạch to (chính) hay nhỏ (phụ), do đó mà biết sức khỏe tốt hay xấu.
Cách phân biệt núi tổ phải dựa vào nguồn nước. Tuy nhiên, phân biệt chính phụ là để biết lai mạch (mạch đến) to nhỏ và thịnh suy. Còn muốn biết sang hèn, giả thật thì trước hết phải xem “nhập cục” và “nhập thù”.
Ngoài tìm nguồn nước để xác định núi tổ, còn phải quan sát hình thế, tức là quan sát núi. Núi thuộc nội khí ( khí bên trong) như núi đất, như nhà, như chủ nhà, như vua. Nước thuộc ngoại khí (khí bên ngoài) như thành, như tường, như bề tôi, như khách.
Do đó bất kỳ thầy phong thủy nào khi xem tướng địa (xem đất lấy huyệt) cũng phải quan sát núi và nước.
- Thủy tụ tức long tận.
- Thủy giao nhau tức long dừng lại,
- Thủy chảy xiết tức sinh khí tản mát,
- Thủy lưu thông tức nội khí tụ.
- Thủy giao nhau tức long dừng lại,
- Thủy chảy xiết tức sinh khí tản mát,
- Thủy lưu thông tức nội khí tụ.
Núi quản về con người, nước quản về của cải. Nguồn nước vươn xa thì long khí vượng, phát phúc lâu dài. Nguồn nước ngắn thì phúc ngắn.
Long mạch có tốt có xấu. Hễ chủ sơn (núi chủ, núi chính) mà nhấp nhô uốn lượn, đỉnh cao đẹp đẽ, chi cước (nhánh) đi liền với thân, thế núi nguy nga thì là núi phát phước long mạch. Phần là tản mạn yếu ớt, cứng nhắc phù nề, thô lậu, thẳng đuột, tản mát, nhọn hoắt đều không tốt.
Lại còn phải xem chi sơn (núi nhánh) chi sơn phải như kho lẫm, như cờ như trống, phải có qui cách, như thiên mã quí nhân, như hốt ấn văn bút, rương vàng, kiếm báu. Tác dụng của chi sơn là đưa đón cung phụng, hộ đỡ khiến chủ sơn (núi chính) càng oai phong lẫm liệt.
Thuật phong thủy còn lấy bát quái để giải thích Long mạch, cho rằng kiền sơn chủ quí nhân sống lâu, Khảm sơn chủ trung hậu sống lâu hiền đước thiện lương, Cấn sơn chủ nhân đinh hương vượng, Chấn sơn chủ sinh nam sinh nữ, Tôn sơn chủ nhân có rể hiền, Khôn sơn chủ phụ nữ sống lâu, Đoài sơn chủ đỗ đạt cao, Ly sơn chủ tai họa.
Thuật phong thủy dùng “khí” để giải thích “sơn” nói rằng
Khí bất hòa thì núi không xanh tốt, khí chưa dừng thì sơn chưa đi, khí chưa tụ thì sơn cô độc, khí không đến thì mạch đứt đoạn, khí không vận hành thì sơn chồng chất toàn đá.
Núi Đá vôi
Có 5 loại núi không được chôn cất ở đó :
1. Núi đá: vì khí chỉ vận hành trong đất
2. Núi đứt đôi: vì khí đến bằng mạch.
3. Núi còn non tuổi (đồng sơn): vì khí hòa hoãn mà sinh ra
4. Đạo sơn (núi làm cầu dẫn): vì khí dừng lại do thế núi
5. Núi cô độc : vì khí theo long mà tụ hội.
Năm loại núi này lại có thể biến thông như núi đá có huyệt đất, núi non nhưng khô ráo đều có thể mai táng. Xem núi xong còn phải xem địa hình, tức cái gọi là “Nhập Thủ”
Nhập thủ trong phong thủy
Nhập thủ trong phong thủy
Nhập thủ nghĩa là “nhập đầu” còn gọi là “nhập tay”, chỉ hình thức và phương vị chân khí long mạch nhập huyệt.
Các nhà phong thủy quan sát long mạch trong viên cục đến chỗ tận cùng của long mạch (chỗ kết huyệt), vì vậy gọi là nhập thủ. Chỗ long mạch nhập thủ thường đầy đặn, sinh khí đầy đủ chính là chỗ chân long kết huyệt, phát tài phát lộc. Long mạch chạy càng dài, con cháu gia chủ càng hưởng phúc lộc lâu. Nếu long mạch ngắn phát phúc cũng ngắn.
Phương vị của nhập thủ phối hợp với sinh vượng huyệt cục:
– Khảm Long tọa ở vị trí Tuất (hướng Tây Bắc)
– Cấn Long tọa ở vị trí Thân (hướng Tây Nam)
– Chấn Long tọa ở vị trí Dần (hướng Đông Bắc)
– Tốn Long tọa ở vị trí Mão (hướng Đông)
– Ly Long tọa ở vị trí Tỵ (hướng Đông Nam)
– Khôn Long tọa ở vị trí Dậu (hướng chính Tây)
– Đoài Long tọa ở vị trí Hợi (hướng Tây Bắc)
– Càn Long tọa ở vị trí Tý (hướng chính Bắc).
– Cấn Long tọa ở vị trí Thân (hướng Tây Nam)
– Chấn Long tọa ở vị trí Dần (hướng Đông Bắc)
– Tốn Long tọa ở vị trí Mão (hướng Đông)
– Ly Long tọa ở vị trí Tỵ (hướng Đông Nam)
– Khôn Long tọa ở vị trí Dậu (hướng chính Tây)
– Đoài Long tọa ở vị trí Hợi (hướng Tây Bắc)
– Càn Long tọa ở vị trí Tý (hướng chính Bắc).
Nếu long phạm bát sát thì long mạch thành giả long. Nhẹ thì gia chủ giảm phú quý, nặng thì phá gia tuyệt tử. Điều này cũng được Từ Kế Thiện nói trong sách Địa lý nhân tử nên biết: “Người nào chỉ dựa vào hình để định cát hung, không chú ý nơi nhập thủ tường tận, thì sai 1 ly đi 1 dặm, di hại vô cùng”.
Các nhà phong thủy căn cứ vào long mạch chia thành 5 loại:
1. Phi long nhập thủ Long mạch khí ào ạt, đầu ngẩng cao vút. Nếu xung quanh có núi triều bái trùng điệp, hữu tình bao bọc long mạch, gia chủ kết huyệt đại quý.
2. Hồi long nhập thủ Long mạch chuyển thân đến huyệt mộ song lại quay đầu về tổ. Nếu hạ sa nghịch chuyển, minh đường ngay ngắn vẫn kết huyệt cát.
3. Hoành long nhập thủ Long mạch kết huyệt ở 1 bên, sau huyệt sơn phải có quỷ sơn; phải có núi gối đệm che chắn cho sinh khí huyệt mộ, nếu không là huyệt rỗng.
4. Trực long nhập thủ Long mạch thay đổi như dây ngọc, đi thẳng đến huyệt mộ, khí thế mạnh mẽ. Trước huyệt phải có đủ khí tạo ra gò, núi che chắn. Ở thế này, gia chủ phát tài. Điều này cũng được ghi rõ trong sách Kham Dư mạn hứng: “Dây ngọc tiếp khí xông thẳng đến, sức ba quân, tài gấp 10, kết huyệt phải có gò che chắn, triều phú bối bần (triều tức hướng về thì giàu có, bối tức quay lưng thì nghèo) chớ phân vân"
5. Tiềm long nhập thủ Long mạch chạy đến huyệt, hình ẩn ở bình địa, đất kết cao hơn 3,3cm là núi, thấp dưới 3,3cm là thủy, phải nhìn kỹ mới thấy huyệt. Đó là nơi các dòng nước bao quanh. Đây chính là chân long kết huyệt.Các nhà phong thủy quan sát long mạch trong viên cục đến chỗ tận cùng của long mạch (chỗ kết huyệt), vì vậy gọi là nhập thủ.
Khuôn viên mộ gia đình có phong thủy đẹp tại Thiên Đức vĩnh hằng viên
Điểm huyệt
Theo phong thủy cổ truyền Huyệt, nghĩa gốc là nhà ở bằng đất. Huyệt còn có nghĩa là hang, ổ (sào huyệt) lỗ huyệt, huyệt châm cứu.
Kinh “Thi - Đại nhã Miên” viết : “Xưa, Công Đàn Phụ, lỗ huyệt (nhà ở) chỉ là đất nung, chưa có nhà”. Thầy phong thủy cho rằng huyệt là do trời sinh ra. Đã có sinh tồn chi long thì phải có sinh thành chi huyệt.
Xem đất, điều quan trọng là chọn huyệt, chọn huyệt điều quan trọng là xem xét long, chân long tất huyệt kết. Thứ đến là xem minh đường long hổ (mảnh đất trước huyệt, núi vây quanh, sông, sinh khí tụ hợp), thủy khẩu la thành (nơi nước chẩy vào và ra) phải đạt được dáng vẻ oai phong. Sơn thủy hướng về đầu là huyệt thật , quay lưng lại là huyệt giả.
Tạ Hữu Khanh trong “Thần bảo kinh” viết “Đất huyệt tựa như đất mà không phải đất, đất phải hoa văn chằng chịt, đất tơi vụn thì chân dương không ở”.
Liêu hi ung trong “Táng kinh đức” viết “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”.
Huyệt được chia làm 4 loại : phú, quý, bần, tiện. Có mười huyệt phú và mười huyệt hèn.
Hoặc lấy vật để gọi tên huyệt, huyệt tốt có – cổ rắn, vai rùa, cánh hạc, cánh loan, càng tôm hùm, càng cua, vú bò khi nằm, vòi voi cuộn lại, mang cá, bứu lạc đà, lẫy nỏ, xoáy nước, vết hằn trên thân cây, bàn tay bịt miệng hổ, bàn tay để ngửa.
Huyệt nông thì đất mỏng, kiến xâm nhập, huyệt sâu thì đất sâu nước thấm vào. Nông sâu vừa phải, thích hợp xử lý theo tình hình cụ thể. Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước. “Bát sơn thiên” viết :“ huyệt hư ảo như vậy làm thế nào để nhận ra”.
Điểm huyệt Thầy phong thủy cho rằng điểm huyệt là công việc vất vả và khó. “Ba năm tìm long, mười năm điểm huyệt”. Điểm huyệt là khâu quan trọng nhất của thuật tướng địa.
Điểm huyệt phải xem xét : long mạch, bản thân huyệt, mối liên quan với khí, thời gian, âm dương, ngũ hành. Phải nhìn trước ngó sau, trốn tả ứng hữu, lấy cái tâm minh làm chuẩn, trái một bước, phải một bước, trước một bước, sau một bước, nghĩ một bước, xem một bước. Nó là ta, ta là nó, không được vội, không được rối, không được lộ, không được hãm. Huyệt chỉ lệch một chút là đã bước sang tà đạo, cầm bằng uổng công. “Người bảo điểm huyệt rất dễ, người cho rằng rất phức tạp. Người nào cũng tự cho cách của mình là tốt nhất, chê người khác là không giỏi.
Còn có 24 kiểu dữ của huyệt. Nghe nói nếu không làm rõ được thì “người chết, của hết”. “đánh nhau tối ngày”, “tớ mạnh chủ yếu”, khiến người ta phát khiếp. Dọa được người, chính là do chúng hoang đường nên phải dọa mới bắt những kẻ ngu dốt tin theo, mới tỏ ra lý luận phong thủy là cao siêu khó nắm bắt”. “Đây chỉ là một mớ hỗn độn của nhận thức thấp kém lạc hậu ở thời kỳ khoa học chưa phôi thai”.
Vương Ngọc Đức viết. Cũng như long mạch, với định nghĩa “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”, “Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước…”, vậy ở vùng đồng bằng lấy đâu ra huyệt để các thầy phong thủy bấy lâu bận rộn đi “tìm long điểm huyệt”. Như vậy có phải là hoang đường không ?
Theo phong thủy hiện đại Nếu có “huyệt” thật, như người xưa quan niệm, thì ngày nay huyệt đó được hiểu như sau : “huyệt vị” là trong một khoảng đất nào đó tồn tại tia đât - địa bức xạ có trường năng lượng mật độ tập trung cao, chuyên ngành địa chất gọi là “tia đất dị thường” có nguồn gốc từ mồ mả hài cốt, vong, hang hốc, nứt nẻ, dòng ngầm trào ngược, chất độc hóa học, chất phóng xạ hoặc xạ khí radon…Tuy nhiên có “huyệt tốt” – nơi có tia đất có lợi cho sức khỏe. Có “huyệt xấu” – nơi có tia đất có hại cho sức khỏe như đã nói ở phần trên. Như vậy "long mạch và huyệt vị" bản chất thực của nó đã rõ như ban ngày. Đặc biệt hơn nữa ngày nay có thể dễ dàng nhận biết, xác định chính xác "long mạch và huyệt vị lành dữ - tốt xâu" bằng các thiết bị đo dò tìm đơn giản và hiện đại.
Tóm lại: Phong Thủy - Long Mạch đều do con người từ xa xưa đã đúc kết lại và được truyền thừa lại cho thế hệ sau, và qua mỗi thời kỳ lại được các học giả bổ xung, và cũng có một số bị thất truyền. Chưa kể đến các loại man thư, các loại sách được lưu truyền không rõ nguồn gốc, các thầy dạy lại nhưng chưa hiểu rõ bản chất, kiến thức hạn hẹp, rồi thất truyền, tam sao thất bản, rồi ma mị biến thành mê tín dị đoan. Nên hãy coi đây là một công thức để tìm những vị trí có "Khí" tốt hay "Năng lượng tốt" để phục vụ cho con người. Song thực tế, đây là một môn khoa học, cần học và hiểu rõ về phần lý thuyết với các hạng mục đồ sộ về các mảng: Kham Dư, La Kinh, Loan Đầu, Kinh Dịch, Ngũ Hành, Bát Quái, Tứ Trụ, Phi Tinh Đại Quái, Tiểu Quái, Phân Kim, Huyền Thuật, Thiên Văn, Tử Vi, Độn Giáp, Kỳ Môn v.v....Đặc biệt là phải là người đã thực hành làm đi làm lại nhiều lần và thành công, mới có những kiến thức, chứng ứng, kinh nghiệm mới làm nổi. Tức là người Thầy Phong Thủy phải am hiểu đầy đủ Trên thông thiên văn, Dưới tường địa lý, và là người đã có thực chứng và thành quả thì mới đáng tin cậy. Nhưng thời điểm này để có một vị Thầy đầy đủ các vấn đề trên thật khó kiếm, chưa kể đến Tâm của người Thầy, Tầm của người Thầy, Tài của người Thầy...
Và các Thầy nào cũng có một điểm chung là lấy Gốc của Đạo Đức của người tìm đặt phong thủy, mà phong thủy là phục vụ con người. Vạn vật trong tự nhiên bản thể là giống nhau, nên đôi lúc chỉ cần lấy con người làm Gốc. Nên các Thầy thường xem Phúc, Đức của người nhờ vả có đáng được hưởng những vị trí, huyệt quý không?. Nếu làm ngược lại chính là làm việc ác, trái với Thiên. Vậy nên con người - chính là "Nhân" và thực hành các "Duyên" là những hành động tốt đẹp trong đời sống, môi trường xung quanh là Gia tộc, Gia đình, Bạn bè, Đồng nghiệp, Chính quyền, Xã hội... đó chính là tích Đức - Khi Nhân - Duyên hội tụ lúc đó Quả sẽ nảy sinh. Quả tốt hay Quả xấu đều được gọi là Nghiệp. Mà trong cuộc sống cứ Nghiệp Thiện trừ (-) Nghiệp ác bằng (=) Nghiệp lực. Và đó chính Gốc của mọi vấn đề trong con người, nên chúng ta cứ hãy tập trung vào con người chúng ta, sửa chữa, tu tập tích đức hàng ngày và không cần mong cầu, Quả tốt sẽ đến. Đây cũng chính là Luật Nhân - Quả của Vũ trụ của Trái Đất của Con người.
Mục đích tìm ra long mạch tốt, vận dụng phong thủy như một công thức và chìa khóa đề tìm ra một trường năng lượng tốt nhằm phục vụ cho con người. Trong môi trường năng lượng tốt đó, giúp các trường năng lượng trong cơ thể người hòa nhập, để con người lại phục vụ cuộc sống, tạo ra vật chất và cảm xúc, cân bằng đời sống hàng ngày để con người thấy an yên và hạnh phúc./.
- Hoàng Hy -