Kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư - Phần II
✅ Kiểu đất phong thủy Phụng Hoàng Hàm Thư - Cuốn sách nhà phong thủy tìm thấy trong mai rùa bằng đá, cùng với tâm bia của vị Thánh sư địa lý Thanh Lã, chôn vùi trong khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư: nơi an táng tám ngôi mộ tổ của họ Nguyễn làng Báo Văn, ngoài sự ghi chú rành mạch về phương hướng chuyển vận long mạch, từ trên cao xuống dưới thấp, trong mỗi thời hạn năm trăm năm
GIAI THOẠI PHONG THỦY THẾ ĐẤT PHỤNG HOÀNG HÀM THƯ
Phóng thẳng luồng nhởn tuyến, vào giữa mặt vị hưu quan, nhà phong thủy gay gắt tiếp lời :
- Ngay cả đến Đại Nhân, người được lão vô cùng kính trọng về tiết tháo, văn chương, lại tiếp đãi lão cực kỳ trọng hậu, ngay từ buổi đầu tiên, hội ngộ, lão cũng xin thề độc : cương quyết giả từ đại nhân, để đi âm thầm ở một nơi nào xa xôi hẻo lánh !
Bao nhiêu tình nghĩa dang dở ngày nay, kiếp lai sanh chúng ta sẽ nối tiếp cho thỏa tình tri kỷ tương phùng !
Quan Án Sát cảm động trước lời tâm huyết chí tình của khách lạ, vội dơ tay phác một cử chỉ ngăn chận, cất giọng trầm trầm như có vẻ nghẹn ngào, xúc cảm :
Lão trượng bất tất phải bi quan thái quá ! Lão phu sở dỉ phải phân trần khúc triết về những sự kiện kỳ dị bao phủ quanh tám ngôi tổ mộ, chỉ là muốn có dịp trình bày một sự thực hiển nhiên : đó là sự kết phát từ khi an táng những hài cốt ấy đến bây giờ, căn cứ theo gia phả dòng họ lão phu chưa hề có một đời nào bị gián đoạn trong khoa danh hay hoạn lộ !
Bảo rằng những ngôi mả ấy bị sai long mạch, thì sao lại kết phát được tới mức độ ấy, Lão phu e sự tính toán xem xét của lão trượng có một phần nào sai lầm chăng ?
Thầy địa lý châu mày, lộ vẻ bất bình :
- Bất tất phải tranh luận làm chi, vô ích ! Đại nhân nếu chưa hoàn toàn tin tưởng những lời lão vừa trình bày, thâm tâm còn một phần nào hoài nghi, thắc mắc, thì lão xin hiến thêm một phương pháp thử thách nữa, tiến hành cùng một lượt với việc cắm cành cây khô xuống nơi hiện đang quy tụ long mạch do lão mới tìm được.
- Ngay cả đến Đại Nhân, người được lão vô cùng kính trọng về tiết tháo, văn chương, lại tiếp đãi lão cực kỳ trọng hậu, ngay từ buổi đầu tiên, hội ngộ, lão cũng xin thề độc : cương quyết giả từ đại nhân, để đi âm thầm ở một nơi nào xa xôi hẻo lánh !
Bao nhiêu tình nghĩa dang dở ngày nay, kiếp lai sanh chúng ta sẽ nối tiếp cho thỏa tình tri kỷ tương phùng !
Quan Án Sát cảm động trước lời tâm huyết chí tình của khách lạ, vội dơ tay phác một cử chỉ ngăn chận, cất giọng trầm trầm như có vẻ nghẹn ngào, xúc cảm :
Lão trượng bất tất phải bi quan thái quá ! Lão phu sở dỉ phải phân trần khúc triết về những sự kiện kỳ dị bao phủ quanh tám ngôi tổ mộ, chỉ là muốn có dịp trình bày một sự thực hiển nhiên : đó là sự kết phát từ khi an táng những hài cốt ấy đến bây giờ, căn cứ theo gia phả dòng họ lão phu chưa hề có một đời nào bị gián đoạn trong khoa danh hay hoạn lộ !
Bảo rằng những ngôi mả ấy bị sai long mạch, thì sao lại kết phát được tới mức độ ấy, Lão phu e sự tính toán xem xét của lão trượng có một phần nào sai lầm chăng ?
Thầy địa lý châu mày, lộ vẻ bất bình :
- Bất tất phải tranh luận làm chi, vô ích ! Đại nhân nếu chưa hoàn toàn tin tưởng những lời lão vừa trình bày, thâm tâm còn một phần nào hoài nghi, thắc mắc, thì lão xin hiến thêm một phương pháp thử thách nữa, tiến hành cùng một lượt với việc cắm cành cây khô xuống nơi hiện đang quy tụ long mạch do lão mới tìm được.
Đó là cách đem một thân cây hết nhựa, cắm xuống cạnh ngôi tổ mộ, nằm chính giữa khu ruộng này, thử xem sau 3 ngày, nó có tươi tốt, khôi phục được nhựa sống như cành cây trồng ở nơi lão chỉ định không ?
Vị hưu quan vui vẻ gật đầu tán thành ý kiến ấy, rồi nhanh nhẹn tiến thẳng đến bụi khúc tần trước mặt, dơ tay bẻ luôn hai cành ổi lớn, tuốt bẻ hết mầm, lá đi, đem về chỗ cũ, đưa cho nhà phong thủy xét nghiệm.
Hai người hì hục một lúc lâu, vẫn không làm cách nào trồng được hai cành cây, vì ngoài một chiếc khăn gói nhỏ trên vai thầy địa lý, cả hai người đều không ai mang theo một thứ dụng cụ gì, khả dỉ đào được hai hố sâu để trồng cây, như lời đề nghị của nhà phong thủy là … Trồng hai cành cây xuống hai nơi xa cách nhau không quá ba sải tay : một cành ở giữa địa khu an táng tám ngôi tổ mộ nằm trên gò cao, một cành ở dưới ruộng thấp nơi chánh huyệt mà thầy địa lý vừa khám phá được.
Vừa dừng gót chân, nện chặt những tảng đất ẩm ướt gần đó, để cho hai cành cây tựa vào, nhà phong thủy vừa cất giọng gay gắt mỉa mai :
- Làm thầy thiên hạ kể ra cũng chẳng có chi là khó khăn cho nó lắm !
Chỉ cần chuẩn bị đủ lệ bộ : cố mua sắm cho kỳ được mấy cái tróc long, la kinh và vài ba cuốn sách, đem xếp gọn tất cả vào một chiếc khăn gói là đã có thể nghiểm nhiên vỗ ngực : tự xưng mình là địa lý chánh tông, tìm đất để mả cho mọi người một cách rất tự nhiên, làm như mình là con cháu những vị thánh sư địa lý, được thừa hưởng cả một kho tàng vô giá về môn phong thủy thần kỳ !
Ngừng lại một lát lão lui hẳn về phía sau ba bước, nghiêng nghiêng mái đầu bạc phơ, nhìn sững cành cây, đoạn quơ tay, như muốn diển tả sự bất bình !
- Hừ, Thật là quái dị long mach từ các phía đổ dồn cả về đây hết sức rõ ràng như thế này rồi mà ông " thầy gà mờ " nào đó lại còn nhận định sai lầm, đem tất cả tám ngôi tổ mộ táng hết ở phía trên, thì liệu có đáng tiếc không ở trời !
Nhưng sự sai lầm ấy, kể ra cũng còn tạm tha thứ được phần nào, chứ cái lối xếp đặt vị trí mộ phần, theo hình chữ nhất, thì... quả thiệt là bất khả thứ dã !
Chẳng cần phải bỏ công phu nghiên cứu, học hành về môn địa lý mới biết rõ, mà ngay đến những người chẳng bao giờ cầm đến cuốn sách, giảng dạy về các kiểu đất, với cách dò tìm long mạch, chánh huyệt, chỉ khẻ liếc qua địa hình, địa thế khu vực này, cũng nhận thấy ngay được tính cách cẩu thả của ông thầy địa lý mà chẳng hề biết gì về môn địa lý !
Chính nhờ đấy, lão mới nẩy ra ý định tìm tới quý phủ để bàn luận với đại nhân hầu kiếm phương pháp cứu vản cho tám ngôi tổ mộ đắc địa hơn, vì kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư đâu có phải là một kiểu đất tầm thường, có thể tìm thấy được ở bất cứ chỗ nào, mà thực ra, nó có nhiều đặc điểm quý báu lạ lùng, dù không kết phát được tới đế vương, công hầu, khanh tướng song cũng làm đến Bố Chánh, Án Sát, đời này qua đời nọ, kéo dài hàng vài trăm năm mới bị suy giảm lần hồi, nếu người để mả biết rành về khoa phong thủy.
Mới trông sơ qua hình thế khu gò Cốt Đang với vị trí tám ngôi mả, lão cũng tưởng nó chỉ phạm vào chút khuyết điểm tầm thường không đáng kể mà nếu có ảnh hưởng đến sự kết phát thì cũng chẳng gây được tai hoạ chi nặng nề, khả dỉ làm tổn thương cho con cháu dòng họ Nguyễn sau này.
Nhưng quả thực là một việc quá bất ngờ, khi lão có cái may mắn được theo hẳn Đại Nhân hôm nay, qua vùng này, vì nhờ đó lão mới có cơ hội thuận tiện quan sát kỹ lưỡng, toàn thể khu cánh đồng xứ Cốt Đang, để nhận chân ra sự sai lệch, không những về vị trí an táng, mà còn luôn cả đến long mạch nữa !
Mà nói đến long mạch, thì Đại Nhân hẳn cũng hiểu rằng : đó là vấn đề then chốt, một yếu điểm cực kỳ của môn địa lý !
Bất cứ ai, một khi đã am hiểu khoa phong thủy, cũng đều phải công nhận một sự thật hiển nhiên : tay long, tay hổ, minh đường, án, trầm v.v...tất cả các điều kiện cần thiết của một mộ phần đắc địa, dù cho có đủ hết cả, mà chỉ sai lệch chánh huyệt, hài cốt không táng được đúng vào nơi quy tụ long mạch, thì nhất định ngôi mả ấy chẳng còn mong gì kết phát được nữa !
Trái lại, có khi còn gây thêm sự động trệ, nguy hại cho gia đình mộ chủ là khác !
Hậu quả ấy, chính là do âm công phúc trạch của tiền nhân, cũng như của chính bản thân mộ chủ, hãy còn đơn bạc quá, chưa đáng được hưởng ân huệ của Phật Trời, nên Tạo Hóa an bài, mới xui khiến cho mộ phần táng không nhằm chánh huyệt !
Tính cách quan trọng của sự dò tìm chánh huyệt, đã làm cho lão nhớ đến công trình học tập năm xưa về môn địa lý : Suốt ngày lão phải dò xét, tìm kiếm cho được những đồng tiền điếu, dấu kín dưới các mâm gạo, mà sư phụ lão, đã dàn xếp, bố trí theo hình thể núi sông, gò đống, ruộng nương để giảng dạy học trò.
Khi nào tìm thấy được đủ cả trăm lần, không sai lệch một lần nào, dù chỉ cách nhau một đường tơ, một sợi tóc, lúc bấy giờ mới được kể là thành tài, có đủ điều kiện đi để mả cho thiên hạ !
Trong những ngày đầu, thấy địa hình, địa thế, do sư phụ lão bày ra trên mâm gạo, không có gì khó khăn lắm, lão cũng như các bạn đồng môn hết thảy đều coi thường, nhiều khi đùa nghịch bịt mắt lại, cũng kiếm được ngay tức khắc đồng tiền điểm dấu tại chánh huyệt !
Nhưng rồi, địa thế, địa hình, theo đà tiến bộ của sự học hỏi, cứ mỗi ngày một phức tạp thêm, bí hiểm thêm, đòi hỏi lão cùng các bạn đồng môn phải khổ công nghiên cứu, đến quên ăn, quên ngũ mỗi khi gặp phải những kiểu đất lạ lùng, hóc hiểm.
Kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư này, cũng thuộc vào loại bí hiểm mà lão vừa trình bày, nên có lẽ vì thế, thầy địa lý nào đó, năm xưa, mới mắc phải những lổi lầm đáng tiếc !
Tuy nhiên, ở trên cỏi đời, nếu đã có bệnh trọng thì lẽ tất nhiên cũng phải có thuốc hay !
Đây là công lệ của Tạo Hóa !
Người ta chỉ lo không biết rõ căn bệnh, không biết đích xác bệnh chứng phát ra từ đâu, chứ nếu đã tìm được rành mạch bệnh căn, thì nhất định, sự điều trị không còn phải là chuyện viển vong nan trị nữa !
Vị hưu quan vui vẻ gật đầu tán thành ý kiến ấy, rồi nhanh nhẹn tiến thẳng đến bụi khúc tần trước mặt, dơ tay bẻ luôn hai cành ổi lớn, tuốt bẻ hết mầm, lá đi, đem về chỗ cũ, đưa cho nhà phong thủy xét nghiệm.
Hai người hì hục một lúc lâu, vẫn không làm cách nào trồng được hai cành cây, vì ngoài một chiếc khăn gói nhỏ trên vai thầy địa lý, cả hai người đều không ai mang theo một thứ dụng cụ gì, khả dỉ đào được hai hố sâu để trồng cây, như lời đề nghị của nhà phong thủy là … Trồng hai cành cây xuống hai nơi xa cách nhau không quá ba sải tay : một cành ở giữa địa khu an táng tám ngôi tổ mộ nằm trên gò cao, một cành ở dưới ruộng thấp nơi chánh huyệt mà thầy địa lý vừa khám phá được.
Vừa dừng gót chân, nện chặt những tảng đất ẩm ướt gần đó, để cho hai cành cây tựa vào, nhà phong thủy vừa cất giọng gay gắt mỉa mai :
- Làm thầy thiên hạ kể ra cũng chẳng có chi là khó khăn cho nó lắm !
Chỉ cần chuẩn bị đủ lệ bộ : cố mua sắm cho kỳ được mấy cái tróc long, la kinh và vài ba cuốn sách, đem xếp gọn tất cả vào một chiếc khăn gói là đã có thể nghiểm nhiên vỗ ngực : tự xưng mình là địa lý chánh tông, tìm đất để mả cho mọi người một cách rất tự nhiên, làm như mình là con cháu những vị thánh sư địa lý, được thừa hưởng cả một kho tàng vô giá về môn phong thủy thần kỳ !
Ngừng lại một lát lão lui hẳn về phía sau ba bước, nghiêng nghiêng mái đầu bạc phơ, nhìn sững cành cây, đoạn quơ tay, như muốn diển tả sự bất bình !
- Hừ, Thật là quái dị long mach từ các phía đổ dồn cả về đây hết sức rõ ràng như thế này rồi mà ông " thầy gà mờ " nào đó lại còn nhận định sai lầm, đem tất cả tám ngôi tổ mộ táng hết ở phía trên, thì liệu có đáng tiếc không ở trời !
Nhưng sự sai lầm ấy, kể ra cũng còn tạm tha thứ được phần nào, chứ cái lối xếp đặt vị trí mộ phần, theo hình chữ nhất, thì... quả thiệt là bất khả thứ dã !
Chẳng cần phải bỏ công phu nghiên cứu, học hành về môn địa lý mới biết rõ, mà ngay đến những người chẳng bao giờ cầm đến cuốn sách, giảng dạy về các kiểu đất, với cách dò tìm long mạch, chánh huyệt, chỉ khẻ liếc qua địa hình, địa thế khu vực này, cũng nhận thấy ngay được tính cách cẩu thả của ông thầy địa lý mà chẳng hề biết gì về môn địa lý !
Chính nhờ đấy, lão mới nẩy ra ý định tìm tới quý phủ để bàn luận với đại nhân hầu kiếm phương pháp cứu vản cho tám ngôi tổ mộ đắc địa hơn, vì kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư đâu có phải là một kiểu đất tầm thường, có thể tìm thấy được ở bất cứ chỗ nào, mà thực ra, nó có nhiều đặc điểm quý báu lạ lùng, dù không kết phát được tới đế vương, công hầu, khanh tướng song cũng làm đến Bố Chánh, Án Sát, đời này qua đời nọ, kéo dài hàng vài trăm năm mới bị suy giảm lần hồi, nếu người để mả biết rành về khoa phong thủy.
Mới trông sơ qua hình thế khu gò Cốt Đang với vị trí tám ngôi mả, lão cũng tưởng nó chỉ phạm vào chút khuyết điểm tầm thường không đáng kể mà nếu có ảnh hưởng đến sự kết phát thì cũng chẳng gây được tai hoạ chi nặng nề, khả dỉ làm tổn thương cho con cháu dòng họ Nguyễn sau này.
Nhưng quả thực là một việc quá bất ngờ, khi lão có cái may mắn được theo hẳn Đại Nhân hôm nay, qua vùng này, vì nhờ đó lão mới có cơ hội thuận tiện quan sát kỹ lưỡng, toàn thể khu cánh đồng xứ Cốt Đang, để nhận chân ra sự sai lệch, không những về vị trí an táng, mà còn luôn cả đến long mạch nữa !
Mà nói đến long mạch, thì Đại Nhân hẳn cũng hiểu rằng : đó là vấn đề then chốt, một yếu điểm cực kỳ của môn địa lý !
Bất cứ ai, một khi đã am hiểu khoa phong thủy, cũng đều phải công nhận một sự thật hiển nhiên : tay long, tay hổ, minh đường, án, trầm v.v...tất cả các điều kiện cần thiết của một mộ phần đắc địa, dù cho có đủ hết cả, mà chỉ sai lệch chánh huyệt, hài cốt không táng được đúng vào nơi quy tụ long mạch, thì nhất định ngôi mả ấy chẳng còn mong gì kết phát được nữa !
Trái lại, có khi còn gây thêm sự động trệ, nguy hại cho gia đình mộ chủ là khác !
Hậu quả ấy, chính là do âm công phúc trạch của tiền nhân, cũng như của chính bản thân mộ chủ, hãy còn đơn bạc quá, chưa đáng được hưởng ân huệ của Phật Trời, nên Tạo Hóa an bài, mới xui khiến cho mộ phần táng không nhằm chánh huyệt !
Tính cách quan trọng của sự dò tìm chánh huyệt, đã làm cho lão nhớ đến công trình học tập năm xưa về môn địa lý : Suốt ngày lão phải dò xét, tìm kiếm cho được những đồng tiền điếu, dấu kín dưới các mâm gạo, mà sư phụ lão, đã dàn xếp, bố trí theo hình thể núi sông, gò đống, ruộng nương để giảng dạy học trò.
Khi nào tìm thấy được đủ cả trăm lần, không sai lệch một lần nào, dù chỉ cách nhau một đường tơ, một sợi tóc, lúc bấy giờ mới được kể là thành tài, có đủ điều kiện đi để mả cho thiên hạ !
Trong những ngày đầu, thấy địa hình, địa thế, do sư phụ lão bày ra trên mâm gạo, không có gì khó khăn lắm, lão cũng như các bạn đồng môn hết thảy đều coi thường, nhiều khi đùa nghịch bịt mắt lại, cũng kiếm được ngay tức khắc đồng tiền điểm dấu tại chánh huyệt !
Nhưng rồi, địa thế, địa hình, theo đà tiến bộ của sự học hỏi, cứ mỗi ngày một phức tạp thêm, bí hiểm thêm, đòi hỏi lão cùng các bạn đồng môn phải khổ công nghiên cứu, đến quên ăn, quên ngũ mỗi khi gặp phải những kiểu đất lạ lùng, hóc hiểm.
Kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư này, cũng thuộc vào loại bí hiểm mà lão vừa trình bày, nên có lẽ vì thế, thầy địa lý nào đó, năm xưa, mới mắc phải những lổi lầm đáng tiếc !
Tuy nhiên, ở trên cỏi đời, nếu đã có bệnh trọng thì lẽ tất nhiên cũng phải có thuốc hay !
Đây là công lệ của Tạo Hóa !
Người ta chỉ lo không biết rõ căn bệnh, không biết đích xác bệnh chứng phát ra từ đâu, chứ nếu đã tìm được rành mạch bệnh căn, thì nhất định, sự điều trị không còn phải là chuyện viển vong nan trị nữa !
Nhà phong thủy ngày xưa đã tìm được đúng kiểu đất quý, xứng đáng là thầy địa lý chính tông, nhưng tiếc thay, lại táng sai chánh huyệt, khiến cho long mạch chảy dồn cả xuống phía dưới .
Tám bộ hài cốt chôn ở khu ruộng trên cao, vì vậy, chẳng có ngôi mả nào được long mạch tưới vào.
Sự kết phát nếu có, hẳn chỉ là nhờ những khí thiêng tỏa ra, tạo ảnh hưởng ít nhiều cho cho các mộ phần kế cận !
Trước những lý luận đanh thép, và lời phán đoán sâu sắc, minh bạch của khách lạ, vị hưu quan cảm thấy kính phục nhà phong thủy một cách chân thành, coi lão như một nhân vật phi thường, thông kim, bác cổ !
Quan Án Sát gạt bỏ tất cả những ý nghĩ không tốt đẹp đối với thầy địa lý, hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của khách lạ để xoay sở, thay đổi một tình trạng có thể gọi được là vô cùng trở ngại cho con cháu họ Nguyễn ở làng Báo Văn.
Nghĩ thế, rồi vị hưu quan không chút ngần ngại gì , hướng thẳng vào nhà phong thủy mà chấp tay kính cẩn nói rằng :
- Được lão trượng giảng dạy cho nghe những lởi vàng ngọc, lão phu như kẻ tối tăm, được vén mây, thấy ánh mặt trời !
Càng nghĩ, lão phu lại càng thầm cảm ân huệ của Phật Tròi, đã dung rủi cho lão trượng dời gót ngọc đến đây, ban phúc trạch cho lão phu và luôn cả con cháu dòng họ Nguyễn ở làng Báo Văn !
Lão phu chẳng còn biết dùng lời lẻ gì để chứng tỏ lòng tri ân chân thành của lão phu đối với một bậc cao hiền có chân tài thực học như lão trượng !
Vậy chỉ xin kính cẩn nhờ lão trượng mở lượng hải hà, thay đổi lại chiều hướng cho ngôi tổ mộ của lão phu được yên vị như như lời tiền nhân ghi chú trong gia phả, thì ơn ấy, lão phu thề chẳng bao giờ dám lãng quên !
Hai người nhìn nhau, cùng mỉm cười, rồi bất giác nắm chặt lấy tay nhau, xiết mạnh, như muốn truyền vào cơ thể của nhau, niềm thông cảm sâu sa giữa đôi bạn già, dù chỉ mới gặp nhau trong buổi sơ giao, nhưng lại biết trọng nhau vì nết, quý nhau về tài, qua những thử thách gay go phức tạp !
Trồng được hai cành cây khô xuống đất ở hai địa điểm khác nhau, nhưng vẫn không cách xa nhau tới ba sải tay, tuy không phải là việc khó nhưng tuổi già sức yếu, hai người đành rủ nhau, men theo đường cũ, trở về trong làng để gọi thêm một tên gia nhân trong nhà quan Án ra giúp sức.
Người tìm ra kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư quả nhiên bị mù thiệt
Nội bọn trở lại cánh đồng có chôn tám ngôi mã thì mặt trời đã đứng bóng.
Tám gia nhân lực lưỡng, không hề phí một chút giây nào vô ích, ngay khi được nhà phong thủy chỉ cho biết chỗ phải đào để trồng hai cành cây khô, vội bắt tay ngay vào công việc một cách rất mải mê, chăm chú.
Mới trông toàn thể cánh đồng, ai cũng tưởng đất ở nơi này cũng không đến nổi khó đào cho lắm, nhưng chỉ nhìn qua những nét nhăn nhó, in hằn trên khuôn mặt đen sạm của tên gia nhân từ khi y vừa đào hết được lớp đất thứ nhất, sâu chưa tới một thép mai, những người đứng gần đây, cũng đều biết là y đang gặp phải loại đất cứng rắn, dù chẳng bền bỉ như đá, gạch, song cũng tốn nhiều công phu mới có thể đào sâu được gần tới long mạch, như lời căn dặn của thầy địa lý. Đào xong được chiếc hố sâu thứ nhất ở trên gò cao để chôn cành cây khô, thử xem khu vực này có đúng thiệt là linh địa không thì đã sang giờ Mùi khá lâu.
Tên gia nhân lại cắm cúi đào thêm hố thứ hai ở dưới ruộng thấp, nơi thầy địa lý cả quyết là đang tập trung tất cả linh khí và long mạch của kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư.
Mặt đất chỗ này mới đào có vẻ như dễ dàng lắm, vì tên gia nhân chỉ cần ấn nhẹ luỡi mai xuống cũng đã bắt sang bên cạnh được một tảng đất khá to.
Nhưng càng đào sâu xuống phía dưới, đất lại càng như khô quánh, rắn chắc lại, đến nổi người lực điền có hai cánh tay gân guốc nổi lên cuồn cuộn như thừng chân, mà cũng phải mím môi, nín thở, dồn hết cả sức lực vào cán mai, mới đào được những miếng đất nhỏ không bằng nửa viên gạch chỉ !
Vị hưu quan và thầy địa lý đứng gần đây, hình như thông cảm nổi khó khăn vất vả của tên gia nhân đã luôn miệng khuyến khích y, và thay đổi nhau, kể lại những chuyện cổ tích ân đền oán trả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ cho y nghe, hầu y tạm lãng quên sự khổ cực, để mong hoàn thành cho chóng xong công việc, vì thực ra, hai người mải mê đi quan sát kiểu đất suốt từ sáng, cũng đã cảm thấy mỏi mệt lắm rồi !
Đúng lúc hai người đang uể oải vươn vai ngáp dài tỏ vẻ mệt nhọc sau gần nửa ngày đi đứng vất vả thì tên gia nhân chợt kêu to một cách cực kỳ sửng sốt :
- Ồ này lạ ! Có cái gì đây này các Cụ ơi !
Tiếng kêu giật giọng của người lực điền đã khiến thầy địa lý giật mình, cặp mắt đang nặng trĩu như có vẻ buồn ngũ ghê ghớm của lão chợt mở to thao láo hẳn ra, rồi không cần chờ coi thái độ của quan Án Sát hưu trí, lảo nhảy ngay đến bên hố sâu hấp tấp hỏi vội :
- Có chi lạ mà chú em la hoảng thế hử ?
Tên gia nhân vẩn chăm chú thận trọng đưa nhẹ lưỡi mai đào sâu thêm chút nữa, không buồn ngẫng đầu lên, mà chỉ trả lời cộc lốc :
- Không biết là cái gì ? Hình như là viên đá thì phải...
Vị hưu quan cũng đã theo kịp bạn, đứng sát bên mình thầy địa lý, rồi cả hai cùng nghiêng đầu, phóng một lượt bốn luồng nhởn tuyến, theo đà chuyển động của lưỡi mai sắc bén sáng ngời. Anh lực điền bỗng quăng chiếc mai lên mặt đất, cúi rạp người xuống, lấy tay bới những mảnh đất vụn, gạt ra chung quanh, để lộ ra một màu trắng đục, khác hẳn màu đất thịt pha trộn cát sỏi ở phía trên.
Hai ông già bất giác cùng reo lên một lượt.
- Đúng là có tảng đá thật rồi.
Trong lúc tên gia nhân phủi tay đứng thẳng dậy, nhìn hai người như có ý thăm hỏi anh ta phải làm gì bây giờ, thì thầy địa lý đã dõng giạc nói to :
- Cứ trông qua tình hình, tảng đá này chắc cũng khá to, chứ chẳng phải tầm thường đâu ? ta bắt buộc phải đào lên cho kỳ được để bỏ đi, thì mới có thể trồng được cành cây vào đúng nơi có long mạch quy tụ.
Vậy chú em hãy chịu khó đào rộng ra chung quanh, theo diện tích tảng đá xem sao ?
Người lực điền không nói gì, lẳng lặng quơ ngay lấy cái mai, cặm cụi làm theo lời sai khiến của nhà phong thuy.
Bề mặt phía trên tảng đá không to lắm như sự tiên đoán của thầy địa lý, vì tên gia nhân chỉ đào rộng ra bốn phía, bằng diện tích một cái thúng lớn, đã thấy lộ ra đầu một tấm bia đá.
Hắn lại tiếp tục đào sâu xuống, bới gạt đất sang hai bên để moi hẳn tấm bia lên.
Hai Ông già thấy dưới lòng đất khu Phụng Hoàng Hàm Thư có tấm bia đá, biết trước là sẽ có những chuyện bất ngờ kỳ dị lạ lùng sắp xảy ra, nên cũng mất hết vẻ mệt nhọc, uể oải lúc trước, nhìn chòng chọc cả xuống hố sâu, theo dõi từng tảng đất của người lực điền sắn ra.
Đào sâu thêm chừng ngót một thước nữa (thước ta) thì tên gia nhân có vẻ thấm mệt, mồ hôi chảy giòng giòng trên hai gò má, chiếc áo cánh nâu dày cộm ướt sủng như vừa ngâm dưới nước đem lên, anh ta thơ phì phò, dồn dập in hệt người vừa bắt buộc phải nín hơi, để vận dụng hết sức lực, chạy thi một quảng đường dài !
Tên gia nhân chống cán mai, đứng lặng người nhìn sửng tấm bia đá như muốn ước lượng xem bề sâu của nó còn độ bao nhiêu nửa, rồi thẩn thờ đưa cặp mắt ngao ngán nhìn trộm chủ nhân.
Vị hưu quan bất chợt bắt gặp cái nhìn thất vọng, mệt mỏi ấy của người lực điền, hiểu ngay tâm trạng anh ta, liền nói với nhà phong thủy :
- Cứ xem qua tấm bia, lão phu tin chắc rằng nó còn được chôn sâu hơn nhiều nữa ! Mà tên gia nhân thì lại có vẻ mệt mỏi lắm rồi ! Vì vậy, lão phu thiết tưởng chúng ta nên tạm hoãn việc làm trong chốc lát, để cho nó về nhà, gọi thêm vài người nữa ra giúp sức.
Như thế, có lẽ vừa chóng xong, lại vừa đở cho tên gia nhân được một phần nào sự nhọc nhằn vất vả.
Tuy nóng ruột, muốn biết ngay xem tấm bia đá có những chữ chi kỳ lạ, nhưng trước những lời lẽ chí lý, rất xác đáng của vị hưu quan, nhà phong thủy tự xét, không còn có một giải pháp nào khác, đành phải miễn cưỡng gật đầu.
Quan Án Sát liền vỗ vai người lục điền, giọng thân mật :
- Có chi lạ mà chú em la hoảng thế hử ?
Tên gia nhân vẩn chăm chú thận trọng đưa nhẹ lưỡi mai đào sâu thêm chút nữa, không buồn ngẫng đầu lên, mà chỉ trả lời cộc lốc :
- Không biết là cái gì ? Hình như là viên đá thì phải...
Vị hưu quan cũng đã theo kịp bạn, đứng sát bên mình thầy địa lý, rồi cả hai cùng nghiêng đầu, phóng một lượt bốn luồng nhởn tuyến, theo đà chuyển động của lưỡi mai sắc bén sáng ngời. Anh lực điền bỗng quăng chiếc mai lên mặt đất, cúi rạp người xuống, lấy tay bới những mảnh đất vụn, gạt ra chung quanh, để lộ ra một màu trắng đục, khác hẳn màu đất thịt pha trộn cát sỏi ở phía trên.
Hai ông già bất giác cùng reo lên một lượt.
- Đúng là có tảng đá thật rồi.
Trong lúc tên gia nhân phủi tay đứng thẳng dậy, nhìn hai người như có ý thăm hỏi anh ta phải làm gì bây giờ, thì thầy địa lý đã dõng giạc nói to :
- Cứ trông qua tình hình, tảng đá này chắc cũng khá to, chứ chẳng phải tầm thường đâu ? ta bắt buộc phải đào lên cho kỳ được để bỏ đi, thì mới có thể trồng được cành cây vào đúng nơi có long mạch quy tụ.
Vậy chú em hãy chịu khó đào rộng ra chung quanh, theo diện tích tảng đá xem sao ?
Người lực điền không nói gì, lẳng lặng quơ ngay lấy cái mai, cặm cụi làm theo lời sai khiến của nhà phong thuy.
Bề mặt phía trên tảng đá không to lắm như sự tiên đoán của thầy địa lý, vì tên gia nhân chỉ đào rộng ra bốn phía, bằng diện tích một cái thúng lớn, đã thấy lộ ra đầu một tấm bia đá.
Hắn lại tiếp tục đào sâu xuống, bới gạt đất sang hai bên để moi hẳn tấm bia lên.
Hai Ông già thấy dưới lòng đất khu Phụng Hoàng Hàm Thư có tấm bia đá, biết trước là sẽ có những chuyện bất ngờ kỳ dị lạ lùng sắp xảy ra, nên cũng mất hết vẻ mệt nhọc, uể oải lúc trước, nhìn chòng chọc cả xuống hố sâu, theo dõi từng tảng đất của người lực điền sắn ra.
Đào sâu thêm chừng ngót một thước nữa (thước ta) thì tên gia nhân có vẻ thấm mệt, mồ hôi chảy giòng giòng trên hai gò má, chiếc áo cánh nâu dày cộm ướt sủng như vừa ngâm dưới nước đem lên, anh ta thơ phì phò, dồn dập in hệt người vừa bắt buộc phải nín hơi, để vận dụng hết sức lực, chạy thi một quảng đường dài !
Tên gia nhân chống cán mai, đứng lặng người nhìn sửng tấm bia đá như muốn ước lượng xem bề sâu của nó còn độ bao nhiêu nửa, rồi thẩn thờ đưa cặp mắt ngao ngán nhìn trộm chủ nhân.
Vị hưu quan bất chợt bắt gặp cái nhìn thất vọng, mệt mỏi ấy của người lực điền, hiểu ngay tâm trạng anh ta, liền nói với nhà phong thủy :
- Cứ xem qua tấm bia, lão phu tin chắc rằng nó còn được chôn sâu hơn nhiều nữa ! Mà tên gia nhân thì lại có vẻ mệt mỏi lắm rồi ! Vì vậy, lão phu thiết tưởng chúng ta nên tạm hoãn việc làm trong chốc lát, để cho nó về nhà, gọi thêm vài người nữa ra giúp sức.
Như thế, có lẽ vừa chóng xong, lại vừa đở cho tên gia nhân được một phần nào sự nhọc nhằn vất vả.
Tuy nóng ruột, muốn biết ngay xem tấm bia đá có những chữ chi kỳ lạ, nhưng trước những lời lẽ chí lý, rất xác đáng của vị hưu quan, nhà phong thủy tự xét, không còn có một giải pháp nào khác, đành phải miễn cưỡng gật đầu.
Quan Án Sát liền vỗ vai người lục điền, giọng thân mật :
- Mi khá về trong nhà, kêu ra đây hai người nữa, với đủ các thứ thuổng, cuốc, nghe ! Mau lên, kẽo mặt trời sắp xế bóng rồi đấy !
Tên gia nhân, dạ một tiếng rồi lanh lẹ nhảy khỏi miệng hố sâu, vừa đi vừa rủ những lớp đất cát bám đầy bộ quần áo nâu dày cộm !
Thầy địa lý kín đáo, liếc trông vị hưu quan, đang đi đi, lại lại chung quanh chiếc hố đào dở, mắt không rời khỏi tảng đá nằm im lìm ở giữa đống đất ngỗn ngang.
Lão hiểu rõ hơn ai hết, sự nóng lòng, sốt ruột của quan Án Sát hưu trí !
Vì mới mấy giờ trước đây, không nghe lão tỏ ý lo ngại về nạn đất rắn, không thể nào, chỉ dùng tay không mà trồng nổi được hai cành cây xuống tận nơi có long mạch đang quy tụ, vị hưu quan cũng nhất định không chịu nghe lời, cứ cương quyết đòi trồng ngay cho kỳ được.
Nhưng loay hoay, soay sở mãi, hai cành khô vẫn nghiêng ngã muốn đè rạp cả về phía trước, khiến ông ta cuống quít, phải vội vàng dùng gót chân, nện mạnh chung quanh gốc cây khô, mong nó có thể đứng vững được.
Nhưng chỉ trong chớp mắt, nó lại lảo đảo theo chiều những cơn gió giật và cuối cùng bật tung hẳn lên, kèm theo ít mảnh đất vụn !
Thấy đã tốn công: Ba lần trồng xuống mà cả ba lần đều bật tung cả lên, vị hưu quan mới chịu trở về gọi người nhà ra giúp sức.
Vậy mà có ai ngờ đâu, đất nơi đây chẳng những đã pha cát sỏi, rắn chắc như gạch ngói, mà mới đào hố tới nửa chừng, lại còn gặp phải một tảng đá khá to ngăn chận, khiến cho một tên gia nhân lực lưỡng, vẫn không đủ sức làm được trọn vẹn công việc : đào tấm bia đem lên cho mọi người xem, để lấy chỗ trồng cành cây khô, thử coi chỗ này có long mạch thật không, hay đó chỉ là lời ức đoán vu vơ của nhà phong thủy ?
Phải cho tên gia nhân chạy về kêu thêm hai hay ba người khỏe mạnh nữa đến giúp sức, thầy địa lý hiểu rõ nỗi khổ tâm của vị hưu quan trong sự đợi chờ bất đắc dĩ này lắm, vì mộ chủ rất băn khoăn về những việc xãy ra, nhất là muốn biết ngay tức khắc xem tấm bia kỳ lạ kia có viết những chữ gì ? Liệu có liên can chi tới sự kết phát của dòng họ Nguyễn hay không ?
Quan Án Sát hưu trí đi quanh chiếc hố đào dỡ không biết đã đến mấy chục vòng rồi, mà trí óc hình như vẫn còn trĩu nặng niềm ưu tư, phiền muộn, nên ngao ngán, tiến đến bên cạnh nhà phong thủy, hỏi vội, sau một tiếng thở dài não nuột :
- Lão trượng tính sao về tấm bia quái dị kia ? sao nó lại nằm trong khu vực an táng mộ phần họ Nguyễn ? Liệu nó có dính líu chi đến kiểu đất Phụng Hoàng Hàm Thư không ? Do ai khắc bia với chôn bia hở lão trượng ?
Trước những câu hỏi dồn dập, đượm vẻ lo âu, băn khoăn đến tột độ của vị hưu quan, nhà phong thủy như cảm thấy ái ngại, rồi bất giác, nắm chăt lấy bàn tay khẳng khiu, nóng hỏi như bàn tay một người đang lên cơn sốt trầm trọng mà an ủi rằng :
- Đại nhân bất tất phải băng khoăng; thắc mắc làm chi cho hao tổn tinh thần. Bất cứ việc gì, dù lớn nhỏ tầm thường hay quan trọng đến đâu, cũng đều do sự an bài của Tạo hóa, thu gọn trong luật nhân quả của Phật Trời !
Sức người dù mạnh thế nào, cũng không sao cưỡng lại được ?
Việc phải đến, sẽ đến ! Người hiền lương có bao giờ gặp phải tai ương đâu ? Dòng họ Nguyễn, từ bao đời nay, được nối tiếp hiển vinh, dù là bằng cớ hiển nhiên do âm công tích thiện của các Cụ nhà ta ngày xưa cấu tạo nên !
Đại nhân có thể vững tin vào đấy, mà trau dồi tô điểm thêm cho âm đức được cao dày hơn nữa thì lo gì con cháu không được nối đời hưởng thụ giàu sang !
Quan Án Sát hưu trí, tươi nét mặt hớn hở tạ rằng :
- Đội ơn lão trượng chỉ dạy, lão phu như người đang đi trong đêm tối, được vén mày trong thây thái dương ! Nhờ có những lời vàng ngọc ấy, từ nay lão phu có thể vui sống theo số mạng, lấy việc tu thâu, tích đức làm phương châm duy nhất và lẽ sống tối thượng ở đời, hy vọng con cháu sau này, nở mày, nở mặt được với thiên hạ !
Hai người còn đang mải mê đàm đạo, thì từ xa, ba người lực điền đã vác cuốc, vác thuổng lần theo con đường đất gồ ghề ra khỏi cổng làng rồi men bờ ruộng, lầm lủi đi tới.
Ra đến nơi, mấy chú gia nhân, không chịu bỏ phí một giây phút nào bắt tay ngay vào công việc, phân công nhau kẽ đào đất người xúc đất lên miệng hố.
Chỉ chừng đầu giờ Thân, toàn thể tấm bia đá phơi hẳn mình dưới ánh hoàng hôn êm dịu.
Nhưng ba người lực điền bỗng cùng một lúc kêu lên hoãng hốt :
- Ô hay, Sao lại thế này ? Không phải chỉ có một tấm bia mà thôi đâu ? Hình như còn có cả một tảng đá lớn nữa, nằm ngang ở dưới đáy này các Cụ ạ !
Hai ông già cùng nhảy vội xuống hố, cúi rạp mình quan sát, thì thấy rõ ràng tấm bia, bề cao độ thước rưỡi (ta), bề ngang chừng một thước, được đặt dựng đứng trên một phiến đá to hơn nhiều.
Chân bia được lồng hẳn vào phiến đá lớn, bằng một lỗ đục vừa vặn, như người đóng mộng kẹp vào, mà đất cát, qua năm tháng thời gian, đã nêm chặt lại, vững vàng, kiên cố còn hơn gắn bằng các chất vôi cát pha trộn với mật, mà các cụ ngày xưa thường dùng xây cất nhà cửa, bể đựng nước v.v...
Mấy chú lực điền xúm nhau lại, mím môi nín thở cùng vận dụng toàn lực cố lay tấm bia, định nhắc bổng hẳn lên trên mặt đất, nhưng vô ích, tấm bia vẫn đứng trơ không nhúc nhíc, hàn gắn liền với khối đá nằm ngang, toàn thể chỉ là một phiến, được chia ra làm mấy bộ phận khác nhau.
Với dáng điệu bồn chồn khắc khoải của một người nóng nảy, vị hưu quan không cần câu nệ, giữ gìn phong độ oai nghiêm, bệ vệ lúc thường nhật, ngồi xổm luôn dưới hố sâu, lấy tay thoa đi, thoa lại nhiều lần lên mặt tấm bia, cố ý muốn đọc ngay những dòng chữ chi chít, ghi trên, xem người chôn bia viết những gì, có dụng ý gì mà lại chịu tốn công, chôn tấm bia một cách cực kỳ bí mật như thế ?
Song mặc dầu đã lau chùi rất kỹ lưỡng, hai bàn tay gầy đét nhăn nheo, chỉ còn trơ da với xương của quan Án Sát hưu trí, lại bị đỏ ửng, sưng phồng lên nhiều chỗ vì bị cọ sát mạnh trên một vật cực kỳ cứng rắn, vị hưu quan vẫn không sao đọc được chữ nào, ví ánh sáng buổi hoàng hôn dưới hố sâu, không đủ soi rõ những hàng chữ đục trên đá, mà hầu hết những nét ngang dọc, chấm phảy đều bị bùn đất che lấp, sờ lên chỉ thấy nhẳn lỳ và mát rượi, cơ hồ như một tấm ván mới được bào gọt rất tinh vi kỹ lưỡng !
Đứng vụt thẳng người lên, quan Án Sát lắc đầu, nói qua giọng tức bực :
- Không đọc nổi chữ nào hết ! bây giờ bọn mình phải ráng sức, đào rộng và sâu thêm chút nữa đi ! Mau tay lên kẽo không kịp đó !
Nhưng ba người lực điền bỗng cùng một lúc kêu lên hoãng hốt :
- Ô hay, Sao lại thế này ? Không phải chỉ có một tấm bia mà thôi đâu ? Hình như còn có cả một tảng đá lớn nữa, nằm ngang ở dưới đáy này các Cụ ạ !
Hai ông già cùng nhảy vội xuống hố, cúi rạp mình quan sát, thì thấy rõ ràng tấm bia, bề cao độ thước rưỡi (ta), bề ngang chừng một thước, được đặt dựng đứng trên một phiến đá to hơn nhiều.
Chân bia được lồng hẳn vào phiến đá lớn, bằng một lỗ đục vừa vặn, như người đóng mộng kẹp vào, mà đất cát, qua năm tháng thời gian, đã nêm chặt lại, vững vàng, kiên cố còn hơn gắn bằng các chất vôi cát pha trộn với mật, mà các cụ ngày xưa thường dùng xây cất nhà cửa, bể đựng nước v.v...
Mấy chú lực điền xúm nhau lại, mím môi nín thở cùng vận dụng toàn lực cố lay tấm bia, định nhắc bổng hẳn lên trên mặt đất, nhưng vô ích, tấm bia vẫn đứng trơ không nhúc nhíc, hàn gắn liền với khối đá nằm ngang, toàn thể chỉ là một phiến, được chia ra làm mấy bộ phận khác nhau.
Với dáng điệu bồn chồn khắc khoải của một người nóng nảy, vị hưu quan không cần câu nệ, giữ gìn phong độ oai nghiêm, bệ vệ lúc thường nhật, ngồi xổm luôn dưới hố sâu, lấy tay thoa đi, thoa lại nhiều lần lên mặt tấm bia, cố ý muốn đọc ngay những dòng chữ chi chít, ghi trên, xem người chôn bia viết những gì, có dụng ý gì mà lại chịu tốn công, chôn tấm bia một cách cực kỳ bí mật như thế ?
Song mặc dầu đã lau chùi rất kỹ lưỡng, hai bàn tay gầy đét nhăn nheo, chỉ còn trơ da với xương của quan Án Sát hưu trí, lại bị đỏ ửng, sưng phồng lên nhiều chỗ vì bị cọ sát mạnh trên một vật cực kỳ cứng rắn, vị hưu quan vẫn không sao đọc được chữ nào, ví ánh sáng buổi hoàng hôn dưới hố sâu, không đủ soi rõ những hàng chữ đục trên đá, mà hầu hết những nét ngang dọc, chấm phảy đều bị bùn đất che lấp, sờ lên chỉ thấy nhẳn lỳ và mát rượi, cơ hồ như một tấm ván mới được bào gọt rất tinh vi kỹ lưỡng !
Đứng vụt thẳng người lên, quan Án Sát lắc đầu, nói qua giọng tức bực :
- Không đọc nổi chữ nào hết ! bây giờ bọn mình phải ráng sức, đào rộng và sâu thêm chút nữa đi ! Mau tay lên kẽo không kịp đó !
Ba chú lực điền, thấy chủ cau có, cũng có ý sợ hải, vội hè nhau tiếp tục làm việc.
Với tất cả sức cố gắng, bọn gia nhân cũng hăm hở, kẻ đào, người xúc, chẳng chút nề hà, quản ngại, nên chỉ một lát sau, toàn thể tảng đá đã lộ hẳn ra.
Thì ra đó là một con rùa khá lớn tạc bằng một phiến vân thạch tuyệt đẹp, mà trên mai rùa, có đục một lổ thủng, vừa vặn đủ chỗ để đặt tấm bia.
Phải tốn nhiều công phu, mãi tới gần tối, sáu người lực điền mới đem được "con rùa đội tấm bia đá " lên khỏi hố sâu, để sau khi lấy nước lau chùi thật sạch sẽ kỹ lưỡng, quan Án Sát và thầy địa lý mới sai gia nhân đốt đuốc lên, để cùng đọc những hàng chữ viết theo đủ các kiểu : chân, thảo, triện, lộ, nét bút tung hoành như rồng bay, phượng múa !
Dưới ánh mấy bó đuốc làm bằng nhựa thông, bốc cháy ngùn ngụt, soi sang cả một vùng đồng ruộng, gò đống chập trùng, thầy địa lý cất cao giọng đọc :
" Ngũ bách niên chi tiền , mạch tại thượng "
" Ngũ bách niên chi hậu, mạch tại hạ "
" Vị thùy vô mục, quả vô mục dả "
Phía dưới có mấy hàng chữ nhỏ :
" Dương Đức nguyên niên"
" Thanh Lã bi ký"
Cuốn sách nhà phong thủy tìm thấy trong mai rùa bằng đá, cùng với tâm bia của vị Thánh sư địa lý Thanh Lã, chôn vùi trong khu đất Phụng Hoàng Hàm Thư: nơi an táng tám ngôi mộ tổ của họ Nguyễn làng Báo Văn, ngoài sự ghi chú rành mạch về phương hướng chuyển vận long mạch, từ trên cao xuống dưới thấp, trong mỗi thời hạn năm trăm năm, còn biên chép thêm tiểu sử và vận hạn của vị thánh sư địa lý, từng nổi tiếng kỳ tài trong thiên hạ từ bấy giờ./.