TẢ AO - ÔNG TỔ PHONG THỦY
TẢ AO người Việt Nam học được khoa địa lý chính thống ở Trung Quốc vào thế kỷ 16 (có nhiều tư liệu viết về điều này đều không nhất quán, có sách nói là vào thế kỷ 17 hay 18). Còn tên thật của ông là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh. Và Tả Ao sinh vào năm nào không ai rõ, chỉ được biết ông sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh (1545 – 1788), qua các câu chuyện truyền khẩu.Nhà Tả Ao nghèo, cha mất sớm còn mẹ bị bệnh lòa mắt, vì thế nên ông đến giúp việc cho một ông thầy thuốc người Tầu ở trong huyện, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau học thêm được nghề bốc thuốc chữa bệnh. Chính vì thế mà ông chữa được bệnh mắt lòa cho mẹ.
Ông thầy Tầu thấy Tả Ao có chí lớn, nên khi về lại bên Trung Hoa đã dẫn ông theo để dạy thêm nghề thuốc. Trên đất khách, gần nhà ông thầy thuốc, có một thầy địa lý rất giỏi, cũng đang bị bệnh về mắt, Tả Ao liền được thầy phái sang chữa trị thay ông ta.
Thầy địa lý nói rằng, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao nhờ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh mắt cho mẹ, nên đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng ông không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề xem phong thủy.
Vì ơn nghĩa, nên thầy địa lý bằng lòng, truyền dạy hết tinh hoa địa lý phong thủy cho Tả Ao, đến khi thành tài học và hành viên mãn, ông xin cả 2 ông thầy cho về nước.
Trước khi cho Tả Ao về Việt Nam, ông thầy địa lý muốn thử lần cuối sự hiểu biết của Tả Ao, ông ta làm ra 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỏi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa Tả Ao 100 cây kim ra đấy tìm huyệt để điểm.
Tả Ao điểm đúng 99 lổ của đồng tiền, còn một cây điểm ở mép, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo. Cho nên thầy địa lý biết rằng người Việt Nam đã học hết bí kíp phong thủy của người Trung Hoa.
Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc, ít khi sử dụng đến khoa địa lý, chỉ khi nào cần thiết ông mới ra tay xem thế đất dùm mọi người, tuy vậy danh tiếng xem địa lý, phong thủy của Tả Ao lại nổi hơn nghề thầy thuốc.
Cũng chính vì ông không hành nghề xem phong thủy cho ai, nên không có hậu bối. Khi Tả Ao mất người nhà chỉ tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý phong thủy, là Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao. Nhưng trong dân chúng có nhiều sách được in ra nói là sách do chính Tả Ao viết. Còn các nhà địa lý phong thủy, khi đọc xong 2 quyển sách trên, đều cho đây là sách quý.
Cứu vua nhờ mộ kết phát
Một ngày nọ Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh, khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.
Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi :
- Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui.
Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão :
- Cháu mời ông dùng cơm…
Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối. Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân :
- Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy địa lý Tả Ao đây !
Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền quì lạy xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp :
- Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ…
- Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai ?
- Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quí trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho.
Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha anh ta. Tả Ao xem xong mới truyền :
- Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi.
Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn. Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn :
- Anh nhớ không cho ai biết chuyện này ! Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: “Con xin cứu ngài!”, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết !
Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu.
Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời. Và quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to:
- Thưa ngài, con xin cứu ngài!
Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy dáng chừng sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngũ.
Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh. Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Rồi nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.
Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể.
Thì ra ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày
Cụ Tả Ao và 500 quan tiền
Ở tỉnh Đoài có một gã trọc phú thích công danh, chỉ ước cho hai con mình được đỗ đạt hầu vênh vang với thiên hạ.
Nhân dịp Tả Ao ghé qua tỉnh, nhà trọc phú bèn túm lấy năn nỉ ông, đặt giúp cho một ngôi mộ làm sao cho hai đứa con được đỗ bảng nhãn, thám hoa rồi được bổ làm quan.
Tả Ao nói :
- Nếu ông thực lòng muốn thế thì tôi sẽ giúp, nhưng tôi xin nói thật, để thỏa lòng việc này cũng phải tốn kém lắm!
- Tốn kém như thế nào xin ông cứ cho biết, tôi sẽ cố gắng lo liệu – gã trọc phú nói.
- Chí ít cũng phải 500 quan tiền. Ông biết đấy, đoạt được bảng nhãn, thám hoa, đâu phải chuyện chơi !
Gã trọc phú liền gãi đầu :
- Thưa ông, những 500 quan một ngôi mộ… chẳng giấu gì ông, tôi đang gặp cơn đen vận túng, chi những 500 quan một lúc, cũng khá nặng. Xin ông nới tay cho thì tôi cảm ơn lắm!
- Thế chí ít ông chi được bao nhiêu quan tiền ?
- Chừng 200 quan có được không ? Xin ông ra ơn làm phúc, sau này như ý tôi sẽ hậu tạ thêm !
Khi Tả Ao thương và giận
Khi thương…
Quanh năm Tả Ao thường đi đây đó khắp trong nước để tìm những ngôi đất quí. Một lần đi qua tỉnh nọ thấy có một ngôi đất rất đẹp, bèn buột miệng khen:
- Kiểu đất này mà đặt mộ thì chắc chỉ sáu tháng là phát làm quan ! Nhà ai có phúc thì được hưởng thôi ?
Sau đó ông đi về hướng làng, gặp một người đàn ông trung niên đi tới. Nhìn thấy nét mặt ông ta tuy phúc đức nhưng tướng lại khắc khổ quá. Tả Ao mới hỏi:
- Ông có muốn ra làm quan không ?
Người đàn ông đáp :
- Lạy ông, nhà tôi bất hạnh ba đời, học hành chỉ đủ đọc sách, muốn làm quan không xong, thi cử đợt nào cũng thi rớt, nên nay vẫn sống kham khổ làm ruộng kiếm sống thôi. Được làm quan thì phúc ba đời để lại.
Tả Ao nghĩ bụng ông ta không nói sai. Rồi ngắm nhìn ông ta một lúc bèn nói:
- Thôi được, tôi sẽ giúp ông̣ đặt lại ngôi mộ tổ. Ông về lo sẵn 300 quan tiền.
Người đàn ông mừng lắm vội mời Tả Ao theo mình về nhà, gọi người thân ra đào ngôi mộ tổ, bốc xương cốt cho vào cái tiểu sành đem đến chôn sâu xuống huyệt đất do Tả Ao vừa thấy ban sáng mà táng lại.
Xong việc, ông ta giữ lời, trao cho Tả Ao đủ 300 quan tiền, nhưng Tả Ao chỉ lấy có ba quan, còn lại bảo đem phát hết cho người nghèo khó trong làng.
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, cả nhà ông ta đang quây quần dưới ngọn đèn bỗng có tiếng người gõ cửa. Người nhà ông ta ra mở cửa, thấy trước mặt là một ông tướng uy nghi lẫm liệt nhưng có vẻ đang thất cơ lỡ vận. Khách thật thà nói mình đang lỡ độ đường, xin gia đình cho ăn uống. Ông ta vốn hiếu khách vội sai người nhà nấu cơm đãi khách rất mực nồng hậu.
Cơm nước vừa xong, ông khách mới nói:
- Thưa ông̣, tôi là tội phạm đang bị nhà Chúa lùng bắt. Đằng nào tôi cũng không thoát khỏi. Xin ông̣ mang dây thừng trói tôi lại rồi đem nộp cho chúa Trịnh mà lĩnh thưởng. Như vậy dù tôi có bị hại, tôi cũng giúp ích được cho gia đình ông̣, còn hơn là uổng thân vô ích.
Cả nhà kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo.
Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của ông lão mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.
Đúng như lời tiên đoán của Tả Ao không sai. Chỉ trong sáu tháng là được làm quan.
… và giận !
Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ.
Giữa lúc trong đình đang làm lễ kỳ yên. Các vị chức sắc trong làng đang chuẩn bị bữa tiệc chiều. Một người biết mặt Tả Ao liền chạy ra khẩn khoản mời ông vào trong đình. Các vị chức sắc được gặp thầy địa lý trứ danh nên mừng lắm, ông tiên chỉ trong làng nói :
- Hôm nay là ngày tế kỳ yên trong làng, may được gặp thầy thật là phúc cho cả làng này lắm. Nhân thể nay mai làng cho sửa lại ngôi đình, xin cụ coi cho cái hướng nào tốt, làm sao cho làng chúng tôi phát khoa bảng rầm rầm, nhằm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay ! Lâu nay cả làng chưa ai thi đậu cả!
Một ông hăng hái nói thêm :
- Cụ tiên chỉ nói phải đấy thưa cụ ! Các làng bên, không làng nào không có tiến sĩ, cử nhân, xoàng thì cũng phó bảng, chót chét cũng tú tài. Riêng làng này chắc các cụ trước đặt hướng đình có nhầm nhỡ gì đây,nên bao nhiêu năm trời vẫn suôn cành, không hưởng được trái lộc nào. Cụ đã đến đây xin ra tay giúp chúng tôi được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho hả !
Tả Ao chỉ cười nói :
- Tưởng gì chứ nếu các cụ chỉ ước có vậy thì tôi xin ra tay, không dám nề hà gì ! Nhưng chỉ xin 3000 quan tiền để lấy công thôi.
Các vị chức sắc nghe nói đến tiền công đến 3000 quan, thì lắc đầu le lưỡi, có người than thở :
- Làng này vì không đỗ đạt, nên không “tơ hào” được gì nên còn nghèo túng, chỉ mong sau này đè đầu cưỡi cổ được thiên hạ, nói gì 3000 đến 5000 quan chúng tôi cũng lo cho cụ được, mong cụ xem lại mà bớt cho.
Tả Ao nghĩ thầm trong bụng, ta lấy tiền giúp người nghèo chứ có phải dùng riêng đâu. Bọn chúng mi thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để kiếm tiền hưởng thụ, thì ta sẽ chiều ý thôi. Nghĩ thế nên giận, Tả Ao lên tiếng :
- Nghe các vị nói như vậy, ta cũng cảm động lắm, thôi thì các vị có bao nhiêu để trả công, xin cứ nói thấy được ta giúp cho.
Vị tiên chỉ nghe Tả Ao nói thế, liền đáp :
- Trong đình chỉ còn vỏn vẹn 500 quan tiền, mong cụ lấy giúp.
Tả Ao lại giận trong lòng, đình làng nghèo mà cúng kỳ yên đến hai bò năm trâu mười lợn như thế này thì thánh thần nào chứng. Nhưng để làm gương cho đám chức sắc, ông cũng hài hả đáp :
- Thôi được, mấy vị đã nói thế ta cũng giúp cho làng, sau này ai cũng đè đầu cưỡi cổ thiên hạ đều được cả.
Ngay sau đó, Tả Ao ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong ông cáo biệt đi thẳng.
Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí.
Nhưng quái lạ, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu ! Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Rồi thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo ! Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ để… cắt tóc, cạo mặt, ngoáy tai…
Các cụ chức sắc lúc ấy mới ngã ngửa hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây ! Nhưng cũng hiểu rõ, tại họ quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao chơi trác.
Phép táng sống
Ở một làng có một anh chàng láu cá thượng hạng nhưng thông minh và hiếu học. Hoàn cảnh anh ta thật đáng thương, có người chị gái góa bụa có con thơ, vẫn phải đầu tắt mặt tối nuôi em ăn học. Hai chị em bữa đói bữa no.
Anh chàng cảm thấy vô cùng phẫn chí.
Bỗng một hôm anh ta nghe tiếng thầy Tả Ao đi qua làng, bèn liều mình đến lạy ông thương xót hoàn cảnh của hai chị em mà gia ân làm phúc. Tả Ao thấy anh ta mặt mày khôi ngô, lại tỏ ra con người có chí tiến thủ, bèn nhận lời.
Sau khi làm bữa cơm đãi thầy, người chị sụt sùi kể:
- Bẩm cụ chẳng may cho hai chị em cháu, cha mẹ đều mất sớm. Em cháu đã cố theo nghiệp bút nghiên, mà không hiểu sao đi thi mấy lần đều trượt. Nay chị em cháu trông cậy vào cụ, xin cụ rộng lòng thương!
Tả Ao mới hỏi:
- Thế mộ cụ thân sinh của chị đặt ở đâu ?
Người chị nghe hỏi, càng nức nở khóc rằng :
- Thưa cụ, cha mẹ chúng cháu mất từ khi chúng cháu còn quá nhỏ, nên đến nay không còn biết mộ đặt ở chỗ nào nữa !
Tả Ao suy nghĩ rồi bảo :
- Thôi, cũng không can hệ gì!
Đoạn ông vừa uống rượu vừa chú ý nhìn ra ngoài sân. Chợt phát hiện có một luồng khí trắng từ dưới đất bốc lên, đích thị đó là khí long mạch.
Tả Ao liền nghĩ đến phép “táng sống”, một trong những phép vi diệu nhất của môn địa lý phong thủy.
Ông sai hai chị em đào một cái hố ở ngay địa điểm có luồng khí bốc lên, sâu hơn hai thước. Sau đó bảo chàng trai đứng xuống hố, và dặn hễ thấy nóng tới đâu thì phải báo cho ông biết tới đấy.
Đoạn Tả Ao đứng ở một chỗ khác, dùng chân dậm lên long mạch, miệng khấn : Bản xứ thổ địa long mạch thần linh, phóng hậu khí vào anh học trò thi cử lận đận. Quả nhiên anh học trò bắt đầu thấy nóng ran từ dưới bàn chân nóng lên đầu gối rồi lên đùi. Anh ta nghĩ rằng chắc càng nóng nhiều và càng lên cao trên mình thì càng tốt. Vì vậy anh ta cố sức chịu nóng. Tả Ao liền hỏi:
- Nóng đến đâu rồi?
Anh học trò thấy đã nóng tới đùi, nhưng nói dối rằng :
- Thưa cụ, tới bắp chân rồi ạ!
Lát sau Tả Ao lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
- Thưa, tới đùi rồi ạ!
Tả Ao dậm mạnh chân hơn rồi lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
Thực ra nóng đã tới vai, nhưng anh học trò láu cá lại bảo :
- Thưa, tới bụng rồi ạ!
Tả Ao lấy làm lạ, tại sao lần này hậu khí lại lên chậm như thế ? Ông lập tức chạy đến chỗ chàng trai, sờ vào người thì thấy nóng đã tới vai. Ông bực lắm quát :
- Tại sao đã nóng tới vai mà anh lại bảo mới nóng đến bụng ? Anh nói dối thế này rồi sẽ gặp đại họa. Tôi bảo trước cho anh biết, sau này anh tuy được làm quan nhưng sẽ phải chết bất đắc kỳ tử.
Nói xong, Tả Ao vào khoác tay nải đi luôn một mạch. Vừa đi ông vừa hối hận, rằng đã già trên đầu hai thứ tóc còn bị một thằng con nít́ lừa. Giá ông không nhanh trí chạy lại sờ xem thì chắc anh chàng láu cá sẽ chờ nóng đến đầu, ắt sẽ được làm vương.
Hiệu quả của sự “táng sống” này thật là mầu nhiệm. Từ hôm đó, anh chàng học một biết mười, chẳng bao lâu chiếm được bảng vàng rồi được bổ làm quan đến chức nhất phẩm. Nhưng về sau trong nước xảy ra loạn lạc, vua sai anh ta cầm quân đi đánh, và bị trúng tên chết liền tại trận.
Cái chết của Tả Ao
Tục ngữ có câu “hàng săng chết bó chiếu” (người làm áo quan chết bó chiếu). Mang câu ấy luận vào Tả Ao thấy rất đúng.
Tất cả mọi người đều biết, suốt một đời Tả Ao đã tìm đất đặt mộ cho không biết bao nhiêu người, bao nhiêu làng xã. Và nhờ có tài siêu việt của bậc thánh nhân phong thủy nơi ông, mà những làng, những người, những dòng họ đã phát đạt, thậm chí sau đó còn truyền tử di tôn cho đến mấy đời con cháu.
Cũng vì quá mải mê giúp người, giúp đời, mà Tả Ao bình sinh lấy sự đi chu du giúp thiên hạ là chính, ít khi ở nhà. Chính vì vậy mà cho đến lúc tuổi già, Tả Ao vẫn không rảnh rang được lúc nào để nghĩ tới việc “hậu sự” cho con cháu của ông.
Là thầy địa lý bậc nhất trong thiên hạ mà ông… quên việc chọn cho mình một ngôi đất để sau này con cái táng ông vào đấy, được phát phúc về sau.
Mãi đến khi nhận thấy mình sắp sửa về chầu tiên tổ, ông mới gọi con cháu đến bảo, hãy khiêng ông đến ngay một nơi có miếng đất hình “nhất khuyển trục quần dương” (một con chó đang đuổi một đàn dê), mà ông chợt nhớ ra đã có lần để ý đến.
Thế nhưng con cháu khiêng ông mới đi được một đoạn đường thì ông đã thở hắt ra. Biết không kịp đến chỗ đất kia, mà có dặn thì con cháu cũng không biết đường mà lần, ông bèn bảo chúng dừng võng lại bên đường, đoạn gượng quay nhìn một gò đất ngay cạnh đường, rồi chỉ tay mà nói :
- Chỗ kia là đất “huyết thực” bất đắc dĩ thì cứ chôn ta vào đây cũng được !
Nói xong, Tả Ao liền tắt thở.
Con cháu y lời, táng ông vào miếng đất ấy, đó chính là một cái bờ ao. Cũng vì sự việc này mà người ta gọi Tả Ao là Trạng Bờ Ao.
Cũng chính vì vậy nghề địa lý phong thủy của Tả Ao bị thất truyền, vì ông mải mê đi đó đây, đã không tìm ra một đệ tử để chân truyền môn địa lý ông học được từ bên Trung Hoa mang về.
Nhưng Tả Ao hình như đã tiên liệu được điều này, nên trong sách để lại cho con cháu có hai câu thơ :
“Đạo cao đức trọng chưng thân
Hổ long liên phục, quỹ thần liên kinh”
Có nghĩa, có đức trong cuộc sống thì sẽ có phúc, người có phúc sẽ được đất kết, con cháu nhờ đức đó mà vinh hiển (được mọi người kính nể bởi tiếng tăm của cha mẹ để lại).
Khi diễn đạt hai câu thơ này, câu Đạo cao đức trọng chưng thân là người có đức có tài, thì rồng cọp (Hổ Long) cũng phải phục (chưng thân, liên phục), quỷ thần cũng tránh xa (quỹ thần liên kinh).
Hiểu sâu sa hơn lời của Tả Ao, là làm người phải sống có đạo lý, kính trên nhường dưới, tôn trọng nhân lễ nghĩa trí tín, mọi sự sẽ được tốt lành.
Đức không phải từ Thiên Địa (Trời đất) ban, mà chính con người phải tạo ra mới có. Có đức ắt sẽ có đất kết, không cần phải tầm long, định hướng theo phong thủy.
Đinh Tiên Hoàng
Tiên Hoàng họ Đinh tên là Hoàng, người ở đỗng Hoa Lư, phủ Đại Hoàng (bây giờ là phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình), nguyên là con quan nha tướng của Dương Đình Nghệ tên là Đinh Công Trứ.
Tục truyền ở đỗng Hoa Lư xưa có con rái cá cực to, vợ ông Công Trứ một hôm tắm ở dưới suối, bị con rái cá hiếp, về mới có mang. Khi con rái cá bị người ta bắt được ăn thịt, quẳng xương ra đường cái, thì bà ấy nhặt về mà gác lên gác bếp.
Về sau, ông Công Trứ mất rồi, bà ấy mới sinh ra Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng lớn lên, thông minh nhanh nhẹn mà tài nghề lội nước. Nhà nghèo phải nương nhờ ở với chú. Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem đất, đi từ Hưng, Tuyên theo long mạch đến mãi phủ Đại Hoàng, trông xuống dòng sông thấy nước sâu thăm thẳm mà xoáy mạnh lắm, đồ là ở đấy tất có huyệt đế vương. Mới gọi trẻ thuê tiền cho lặn thử xuống chỗ ấy xem làm sao. Tiên Hoàng vốn tài lặn, mới nhận lời lặn xuống, thì sờ thấy có con ngựa bằng đá đứng ở dưới đáy sông, mới lên bờ bảo với người khách, người khách đưa cho nắm cỏ, bảo thử xuống dử vào mồm ngựa xem ra làm sao, ngài cầm nắm cỏ xuống dử thì con ngựa há miệng ra đớp ngay.
Ngài lại lên nói chuyện với người khách, người khách lấy tiền thưởng cho ngài rồi đi. Ngài vốn thông minh, biết ngay chỗ ấy hẳn là đại huyệt, về nói chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ trở lên gác bếp, rồi lấy nắm xương đưa cho ngài, ngài đem ra, lại lặn xuống chỗ vực sâu ấy, cũng lấy cỏ bọc nắm xương dử vào mồm ngựa thì con ngựa cũng đớp mà nuốt đi.
Từ đấy ngài sinh ra bạo tợn, các trẻ chăn trâu bò đều sợ, bầu ngài lên làm tướng, bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, đi đánh nhau với trẻ làng khác. Đi đến đâu, các trẻ phải sợ hãi kính phục. Một bữa, hội hết trẻ các làng ở ngoài đồng, nhân có con bò của chú cho đi chăn, mổ ngay ra làm cỗ để khao các chúng. Chú ở nhà nghe tin, vác gậy ra đồng xem làm sao, thì thấy chúng đã ăn tiệc xong rồi. Chú tức giận lắm, vác gậy đuổi đánh, ngài sợ hãi, chạy đã bí đường, phải nhảy choàng xuống sông, bỗng dưng có con rồng vàng ở dưới sông hiện ra đội ngài lên, người chú thấy vậy kinh hoàng, vội vàng bỏ gậy mà lạy phục xuống đất.
Từ bấy giờ danh tiếng ngài lừng lẫy, các hào kiệt trong nước để lòng trông mong về ngài. Nhân bấy giờ về cuối đời Nam Tấn, nước Nam có 12 ông Sứ quân nổi lên, mỗi người chiếm giữ một phương, như là:
1. – Ngô Xương Xí giữ ở Bình Kiều.
2. – Kiều Công Hãn giữ ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Vĩnh Yên), tự xưng là Tam chế.
3. – Nguyễn Khoan giữ phủ Tam Đái (nay là phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên), tự xưng là Thái bình công.
4. – Ngô Nhật Khánh giữ châu Đường Lâm (nay là làng Cam Lâm, huyện Phú Thọ, Sơn Tây), tự xưng là Anh hiền công.
5. – Đỗ Cảnh Thạc giữ ở Tương giang (tức là Đỗ Động giang nay thuộc Thanh Oai, Hà Đông).
6. – Lý Khuê giữ ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
7. – Nguyễn Thủ Tiệp giữ ở Tiên Du (thuộc Bắc Ninh), tự xưng là Nguyễn lịnh công.
8. – Lã Đường giữ ở Tế giang (nay là Văn giang, Bắc Ninh), tự xưng là Tá công.
9. – Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (thuộc Thanh Trì, Hà Đông), tự xưng là Nguyễn thạch công.
10. – Kiểu Thuận giữ ở Hồi Hồ (nay là huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tự xưng là Kiểu linh công.
11. – Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (nay là Khoái Châu, Hưng Yên), tự xưng là Phạm phòng át.
12. – Trần Lẫm giữ ở cửa Bố Chính (nay là Kỳ Bố thuộc phủ Kiến Xương), tự xưng là Trần minh công.
Tiên Hoàng nhân dịp ấy, theo về nương nhờ với Trần minh công. Trần minh công thấy ngài là dòng dõi tướng võ, và có tài cán, mới dùng cho cai quản binh lính. Không bao lâu, Trần minh công mất, ngài thay lĩnh hết cả quân quyền, tự xưng là Đinh Bộ Lĩnh, dần dần đem quân đi dẹp các nơi, thì đi đến đâu dẹp tan đến đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Rồi lại nhất thống được hết mọi nơi mới lên ngôi Thiên tử đóng đô ở Hoa Lư, sửa sang thành quách, cung điện, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Khi trước thầy địa lý Tàu về lại trở sang, toan mang mả tổ táng vào thủy mã huyệt, sang đến nơi thì đã thấy ngài nổi lên hùng dũng, biết là ngài được đất ấy rồi. Người khách không sao được, muốn lập mưu để phản lại, mới vào hầu mà nói rằng:
- Ngài được ngôi đại địa ấy, cũng bởi lúc phúc nhà ngài mà trời cho đấy nhưng có ngựa phải có kiếm thì mới tung hoành ra bốn bể, vậy ngài nên để thêm thanh kiếm lên cổ ngựa thì mới hay.
Tiên hoàng tưởng nó nói thật, mới lấy thanh gươm gác lên trên cổ ngựa, không ngờ kiếm có sát khí (1) , có kiếm thì tuy làm được lừng lẫy, nhưng không được lâu dài. Vì thế ngài ở ngôi được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết mất, mà đến đời con là Vệ vương, thì cơ nghiệp lại về tay triều khác.
(1)Có bản cho người khách xui đeo thanh kiếm vào tai ngựa, rồi nước ở chỗ ấy xoáy mạnh lắm, lâu ngày thanh kiếm cưa đứt cổ ngựa, cho nên mới hại.
Giai thọai về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Khoảng cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.
Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn.
Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.
Ngôi mộ
Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.
Qua hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.
Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng, không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ năm này qua năm khác.
Cụ Ngô Đình Khả
Ông cụ qua đời, để lại cậu con trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.
Sau này, cậu bé được cho ra Hanoi học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hanoi (trường này giống học viện hành chánh bây giờ).
Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh tác.
Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở Ha nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.
Do sự khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng này.
Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học sĩ.
Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn còn.
Gái và trai
Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình Cẩn.
Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.
Chạm long mạch
Năm 1938, ông Paul Ngọc, một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:
- Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang đế.
- Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó toàn quyền Đông Pháp Nouailletas.
Năm 1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô là:
- Ông Ngô Đình Khôi và con trai đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng mùa thu 1945.
- Ông Ngô Đình Diệm cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai quốc.
Hàn lại long mạch
Nhưng nhờ thời gian Đồng minh đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn trước:
- Tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng hòa VN.
- Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung. Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu tiên của Công Giáo tại VNCH.
Lại chạm Long Mạch
Nhưng vào khoảng năm 1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến đại nạn cho toàn thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã rõ. Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong giai đoạn đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn nữa.
Về phương diện phong thủy, phải chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú với non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công, Hầu chăng ?
Giai thoại về nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lịch sử khoa cử Việt Nam có hàng chục trạng nguyên, nhưng ít có ông trạng nào mà tên tuổi lại được nhắc tới với nhiều giai thoại kỳ bí như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình. Chính ông là người đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình. Là một người thầy lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của ông, người theo nhà Mạc, người theo nhà Lê. Ngoài triều Mạc, cả họ Trịnh, họ Nguyễn, những người thuộc các phe đối lập, cũng đều tôn kính ông, thường xin ý kiến ông về nhiều vấn đề hệ trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho tất cả. Họ đều thấy sự chỉ dẫn của ông là đúng, nên ông được xem như bậc đại hiền, một ông trạng tiên tri...
Những lời khuyên làm nên sự nghiệp
Năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh ruột là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể) giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói:
'Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân'
(Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được)
Hiểu được ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, từ đó lập ra nhà Nguyễn ở phương nam. Về sau sử nhà Nguyễn sửa thành 'vạn đại dung thân', hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.
Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm cũng muốn bỏ Vua Lê để tự xưng vương. Khi cho người đến hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: 'Mấy năm nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo'. Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: 'Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản'. Hiểu ý, Trịnh Kiểm không dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để lập nghiệp Chúa.
Phùng Khắc Khoan đến gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm, với ý muốn nhờ thầy cho một lời khuyên: Có nên bỏ nhà Mạc để vào Thanh Hóa với triều đình Lê - Trịnh? Cả buổi chiều trò chuyện, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ hỏi tình hình, nói chuyện văn chương chứ không trả lời. Đêm ấy Phùng Khắc Khoan ngủ lại tại nhà thầy. Sang canh tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến phòng ngủ của học trò, đứng ngoài gõ cửa và nói vọng vào:
'Gà đã gáy rồi, trời đã sáng, sao không dậy, ngủ mãi ử'
Phùng Khắc Khoan nghe xong, suy nghĩ, và đoán rằng thầy gián tiếp bảo thời cơ đã đến, có thể vào giúp nhà Lê. Ông vội vàng thu xếp hành lý, đợi đến lúc mặt trời mọc thì vào giã từ thầy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không nói gì, chỉ cuốn một chiếc chiếu ngắn ném theo. Phùng Khắc Khoan nhặt lấy chiếu, vừa đi vừa nghĩ:
'Phải chăng đây là ý dặn mình cần hành động gấp và dứt điểm như cuốn chiếủ'
Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ông về kế lâu dài. Ông đáp: 'Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế' (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời). Sau quả đúng như vậy.
Những lời sấm cho nhiều đời sau
Dân gian lưu truyền nhiều bản Sấm ký được cho là của ông. Hiện nay ở kho sách Viện nghiên cứu Hán - Nôm còn giữ được bốn bản. Tuy nhiên các bản này đều không có tên người chép, chép từ bao giờ và chép ở đâu? Do vậy, chúng ta cần phải làm rõ vấn đề đâu là khả năng dự báo xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm do kiến thức và kinh nghiệm đã đem lại, đâu là những điều mà người đời đã gán ghép cho ông? Mặc dù là 'tồn nghi' nhưng chúng tôi cũng xin trích ra để bạn đọc cùng khảo cứu.
Truyện kể lại rằng, trước khi qua đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại thì sẽ được cứu giúp. Đến đời thứ bảy, người cháu thứ bảy là Thời Đương nghèo khốn quá, nhớ lời truyền lại, đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan lúc này đang nằm võng đọc sách, nghe gia nhân báo có thư của cụ Trạng Trình thì lấy làm lạ, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà thì cái xà rơi xuống đúng chỗ võng đang nằm. Quan sợ hãi vội mở thư ra xem thì chỉ có mấy chữ:
'Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách
Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn
(Ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà rơi
Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta)
Quan vừa kinh ngạc, vừa cảm phục, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng hết sức tử tế.
Đến đời Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: 'Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi Vương' (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua). Vua Minh Mệnh vốn tính đa nghi. Biết được mấy câu sấm ấy, nhà vua vừa có ý đề phòng, vừa căm giận Trạng Trình. Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ được lệnh đến phá đền thờ Trạng Trình.
Nguyễn Công Trứ cho lính đến, cứ y lệnh triều đình cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi tháo cây thượng lương ra thì một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ, rơi xuống. Quân lính nhặt đưa trình chủ tướng, Nguyễn Công Trứ mở xem, trong đó có một mảnh giấy đề chữ:
'Minh Mệnh thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền thì lại làm đền
Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai'.
Nguyễn Công Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền thờ Trạng Trình.
Ở một tập sấm mở đầu có các câu:
'Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đạt mấy ai rõ ràng
Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho
Học cách vật mới dò tới chốn...'
Có người cho rằng những lời thơ ấy đã khẳng định đất nước có nhiều người tài giỏi, cùng với nhân dân giữ vững đất nước qua biết bao nguy biến. Đất nước cũng có nhiều tài nguyên phong phú cần được khai thác. Đảo Sơn phải chăng là Vũng Tàu - Côn Đảo? Nơi có tiềm năng về dầu khí và có vị trí kinh tế chiến lược? Những lời sấm ấy cũng khẳng định phải có khoa học - kỹ thuật (học cách vật) mới có thể khai thác tốt và sử dụng tốt những tài nguyên đó, những âu vàng trời cho.
Tập sấm còn đề cập tới một bậc Thánh giúp đời:
'Một đời có một tôi ngoan,
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Ấy điềm sinh Thánh rành rành chẳng nghi'
[...]
Trong tập sấm cũng ghi một lời rất đặc biệt:
'Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ
Hưng tộ diên trường ức vạn xuân'
(Đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm
sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân)
Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Ba trăm năm sau, trong bộ sách lớn 'Lịch triều hiến chương loại chí', nhà văn hóa Phan Huy Chú đã coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là 'Một bậc kỳ tài, hiển danh muôn thuở'.
Dòng họ Nguyễn Thạc và ngôi nhà thờ 300 tuổi
Ngôi nhà thờ dòng họ Nguyễn Thạc ở Đình Bảng là một trong sáu ngôi nhà cổ của VN vừa được UNESCO trao giải thưởng công trạng trong bảo tồn di tích. Ngôi nhà hơn 300 tuổi gắn với nhiều huyền thoại này vừa được trùng tu với sự giúp đỡ của Nhật Bản.
Ngôi nhà huyền thoại
Nhắc đến dòng họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng xứ Kinh Bắc là nhắc đến một dòng họ nổi tiếng với công lao xây dựng nhà thờ họ Nguyễn Thạc trên 300 tuổi và Đình Bảng - ngôi đình nổi tiếng từ rất xưa.
Năm 1686, khi từ quan về quê an nghỉ tuổi già. Ông Nguyễn Thạc Lượng và vợ là cụ bà Nguyễn Thị Nguyện đã mang theo tám bè gỗ lim từ Thanh Hoá ra Đình Bảng để dựng nhà. Số gỗ này đủ dựng ba ngôi từ đường cho dòng họ Nguyễn Thạc: Nhà thờ bà chúa (thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Long); nhà thờ cụ Quận thờ Tuyên Quận Công Nguyễn Thạc Căn và đình làng Đình Bảng.
Công việc đục đẽo chạm trổ cho cụm công trình này kéo dài suốt 14 năm trời. Năm 1700, các ngôi từ đường mới dựng xong. Tốp thợ làng Pha (Thanh Hóa) đã được lựa chọn. Sau đó đình làng Đình Bảng được cất dựng trong suốt 36 năm.
Hiện tại ngôi nhà thờ bảy gian Hậu Đường nay do ông Nguyễn Thạc Sủng sử dụng, trông nom. Tuy được xây dựng công phu vững chãi nhưng cùng với mưa nắng, giặc giã 300 năm, ngôi nhà đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng do điều kiện kinh tế, ông không thể trùng tu được.
Ông Sủng kể lại với chúng tôi: Hồi còn bé được nghe các cụ trong họ kể rằng khi nào ngôi từ đường mục nát thì ở ao Làn (hiện nay đã sung vào hợp tác xã) sẽ nổi lên một bè gỗ lim để dùng vào việc tu bổ...
Ai ngờ lời sấm truyền đó lại thành sự thật. Năm 1996 nhóm kiến trúc sư của trường Đại học nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) nghiên cứu giải pháp cứu vãn tình trạng xuống cấp của các ngôi nhà Việt cổ, và đặt vấn đề trùng tu ngôi nhà của ông bằng... tiền của họ thì ông ngỡ như nằm mơ vì giai thoại xưa trong giây lát đã thành hiện thực. Gỗ ở ao nổi đâu chưa thấy, nhưng đã có gỗ "trôi" từ bên Nhật Bản sang.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhà cửa ở Đình Bảng hầu như đổ nát hoang tàn vậy mà ba ngôi từ đường vẫn còn nguyên vẹn. Khi Pháp rút, cụ thân sinh ông Sủng trở về ngôi nhà của mình thì thấy dưới mỗi cột nhà, giặc Pháp có đặt một gói bộc phá nhưng chưa kịp châm ngòi. Chuyện này càng làm cho ngôi nhà cổ thành huyền thoại.
Trùng tu xong vẫn... ngậm ngùi
Từ khi ngôi nhà được trùng tu xong, mới chỉ có gia đình ông Sủng làm nhà mới chỗ khác, còn hai gia đình người em họ của ông vẫn sinh sống trong ngôi từ đường nên cảnh tượng khá nhếch nhác. Được biết, Sở Thương mại và Du lịch Bắc Ninh có đề nghị ông Sủng cho phép khách tham quan ngôi nhà thờ có tuổi đời qua ba thế kỷ này. Và đây được coi là điểm đến của tour du lịch văn hoá Hà Nội - Kinh Bắc.
Theo số liệu điều tra của nhóm kiến trúc sư Đại học nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) thì đến nay ở VN có khoảng 10 ngôi nhà có trên 300 tuổi.
Việc trùng tu để giữ gìn nét văn hoá kiến trúc cổ là điều cần thiết, cấp bách và đó là những gì cần làm để giữ gìn tinh hoa kiến trúc cổ phương Đông. Nhưng làm thế nào để giữ gìn và phát huy tốt kết quả của việc trùng tu này, cũng là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm.
Xá lị - bí ẩn chưa có lời giải
Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy.
Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó. Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, chúng vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa được khám phá.
Xá lị là từ ngữ phiên âm tiếng Phạn: sarira - nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem xác của ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện thấy trong phần tro còn lại có lẫn rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị, được coi là một bảo vật đặc biệt quý hiếm của Phật giáo.
Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lị, chẳng hạn như:
Tháng 12/1990, một vị cao tăng là Hoằng Huyền Pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, hạt to cỡ như hạt đỗ tương, hạt nhỏ cỡ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như những hạt kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, đó chính là thứ gọi là xá lị.
Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn - ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài, trong phần tro còn lại người ta phát hiện được tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lị được ghi nhận một cách chính thức.
Viên xá lị có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của Pháp sư Khoan Năng, vị chủ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch thọ 93 tuổi. Sau khi hỏa thiêu người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lị màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
Lại có một số trường hợp, xá lị chính là một bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, Pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi, chủ trì chùa Pháp Hoa, ở núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử là: Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh. Sau đó vị sư này ngồi kiết già và siêu nhiên viên tịch.
Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lị to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lị hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu... hết sức kỳ diệu. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó. Theo kể lại, Pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lị đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.
Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển như họ đã từng nghiên cứu lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.
Trước đây người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông W.C Peppé, người Pháp, khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong một chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ” (Theo Phật quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những sách kinh điển của Phật khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.
Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate, những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi bị hỏa táng cũng sinh xá lị. Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể của những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
Các nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lị là một loại hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên, không hề phát hiện thấy có xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường là những người lúc sinh thời thân thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ cũng rất cao.
Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng: xá lị là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện thì sau khi viên tịch mới có thể sinh xá lị.
Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng, vậy mà sao đốt nó hoài cũng không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng... Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn là những câu đố chưa có lời giải đáp!
Sự thật về “kho báu đồng trinh” ở Hà Nội
Nhiều tháng qua, người dân xã Vân Côn (Hoài Đức, HN) dấy lên tin đồn về ngôi miếu trên đỉnh núi Bạch Tuyết chứa kho báu được yểm bùa bằng thiếu nữ trinh tiết.
Truyền thuyết trinh nữ bị chôn sống
Nhiều người dân Vân Côn kể, dưới chân ngôi miếu nằm trên bốn tảng đá trắng ở đỉnh núi Bạch Tuyết có đến hàng tấn vàng bạc châu báu được chứa đầy trong một cái hầm đá rộng bằng gian nhà. Kho báu đó do người Tàu để lại từ hàng ngàn năm trước nhưng không ai có thể đột nhập để lấy đi dù chỉ là một… nắm đất vì nó đã được yểm bùa bằng “linh hồn trinh nữ”. Đến giờ, nhiều người dân khi đi qua ngôi miếu vào những đêm sáng trăng vẫn thường thấy một hình nhân nữ mặc áo trắng, tay cầm quạt bay la đà xung quanh núi.
Thậm chí, có người còn quả quyết rằng đã nhìn thấy hình nhân nữ kia ngồi khóc tỉ tê trên mấy viên đá trắng. Sáng ra kiểm tra, mấy ngọn cỏ mọc quanh phiến đá ấy nằm rạp xuống mặt đất như có ai giẫm chân lên. “Cô ấy ngồi khóc đòi mạng đấy…”, một bà lão bán nước ở đầu làng Ninh Thượng suy đoán.
Bà lão kể, cách đây hàng ngàn năm trước, khi người Tàu đô hộ xứ này, bọn chúng ra sức vơ vét vàng bạc, châu báu khắp nơi mang về núi Bạch Tuyết cất giữ. Đến khi rút về nước, vì số lượng của cải quá lớn không mang được hết, chúng liền xây dựng một cái hầm đá dưới ngôi miếu để chứa.
Trong quá trình xây dựng, chúng cũng cho người đi lùng bắt một thiếu nữ tuổi 13 còn trinh trắng, xinh đẹp tuyệt trần về nuôi dưỡng suốt nhiều ngày. Trong những ngày ấy, bữa nào cô cũng được ăn sơn hào hải vị, tắm gội bằng nước thơm cho thân thể sạch sẽ, tinh khiết. Đến khi căn hầm được xây xong, bọn chúng đem chôn sống thiếu nữ đồng trinh kia ngay nơi cửa hầm cùng với một con rùa để làm “thần giữ của”…
Bên cạnh đó, xung quanh cái “kho báu đồng trinh” kỳ bí kia, còn có rất nhiều câu chuyện “thánh thần” được người dân ở đây truyền tai nhau như: Có mấy người bạo gan, hám của thuê thợ thuyền đào bới, truy tìm kho báu dưới chân miếu thiêng. Lúc đào thấy một con rùa đang nằm với hàng tấn vàng bạc chói lóa, sáng lòa dưới hố, khi mang lên toàn bùn đen, đất đỏ. Từ đó, gia đình mấy anh thợ đào khoán không suy vì cách này thì cũng lụi tàn vì cách khác, người thân đau ốm triền miên.
Cũng có người lại kể đã từng nhìn thấy trăn rắn, gà vàng, cóc bạc chui ra từ kẽ đá dưới chân ngôi miếu vào những hôm trời nổi gió, mưa giông. Nếu ai trót bắt mang về thì “Thánh vật” cho cả nhà sống cũng vật vờ… như chết. Đến khi nào mang trả đồ vật, đồng thời phải “trai giới” dâng hương tế lễ đúng 7 ngày mới mong tai qua, nạn khỏi
QUẢN LỘ ĐOÁN VIỆC GÌ CŨNG TRÚNG
Thời Tam Quốc (220 - 280) có một vị thày bói tên là Quản Lộ tự Công Minh, quê Bình Nguyên nước Ngụy, nay là phía Tây Nam Tỉnh Sơn Đông. Ông là người tinh thông Bát quái, phán đoán không việc nào không trúng. Khắp thiên hạ đều bái phục.
Hổi mới 8, 9 tuổi, ban đầu Quản Lộ không chịu đi ngủ, rất thích ngửa mắt ngắm nhìn bầu trời quan sát các vì tinh tú. Chú bé Lộ thường nói: “Gà nhà, gà rừng còn biết giữ giấc huống chi con người?''. Lộ thường tha thẩn chơi với lũ trẻ hàng xóm và rất thích vẽ bản đồ thiên văn. Thoạt đầu chú nhận Quách Ân làm thày học, học sách Chu Dịch, chỉ học có mấy ngày mà những điều chú đề xuất làm cho thầy Quách Ân lúng túng khó trả lời. Chưa đầy một năm, thày Quách Ân lại tôn chú làm thầy, học tập chú về thiên văn.
Đến tuổi 15, có quan Thái thú Lang Gia là Đan Tử Xuân có ý muốn thử tài chú. Đan Tử Xuân cho chọn hơn 100 học trò cùng Quản Lộ học tập, luận giảng với nhau. Bọn học trò đề ra nhiều câu hỏi hóc búa, Quản Lộ đều đối đáp trôi chảy. Một thời Quản Lộ được suy tôn là thần đồng. Khi Quản Lộ lớn, mặt mũi xấu xí, không chuộng nghi thức, tính thích uống rượu, thường lấy việc xem bói cho người làm vui. Một vị quan nọ, trong gia đình người thì ốm, người thì bị bệnh đau đầu, mời Lộ đến bói. Lộ nói: "Nhà mẹ ngài ở phía Tây có chôn hai người đàn ông, một người cầm giáo, một người cầm cung. Giáo đã đâm vào đầu cung đã bắn vào tim. Nếu đào lên mà còn hài cốt thì người nhà ngài đều khỏi bệnh”. Vị quan ấy sai người đào nơi Lộ nói, quả nhiên có hai quan tài và liền cho chuyển hài cốt đó ra ngoài thành. Người nhà viên quan đó đều khỏi bệnh.
Có người tên là Vương Kinh bỏ quan về nghỉ ở nhà, mời Lộ đến chơi gieo quẻ. Lộ gieo được quẻ tốt biểu thị rõ "điềm" sẽ chuyển bổ quan chức. Vương Kinh rất mừng. Không bao lâu, Kinh được lệnh bổ nhiệm làm quan Thái thú ở Giang Hạ.
Quản Lộ còn biết xem khí tượng. Một lần vùng quận Thanh Hà có hạn lớn, Thái thú họ Nghê mời Quản Lộ đến xem, cho biết bao giờ trời sẽ mưa và đặt cược 200 cân thịt trâu. Quản Lộ nói: ''Đêm nay sẽ mưa''. Ngày hôm đó, trời nắng như thiêu như đốt. Mọi người đều không cho là đúng. Đến nửa đêm, gió nổi, mây đùn đùn che hết trăng, sao, cơn mưa lớn ập đến. Liền đó, quan Thái thú bày tiệc thết đãi Quản Lộ, Lộ đem Bát quái ra giải thích: " Ban ngày tôi quan sát ngọn cây thấy gió thiếu nữ nhẹ thổi. Trong lùm cây có âm điểu hót và rồi nổi gió thiếu nam. Chim chóc bay lượn nhịp nhàng, nên suy đoán là sẽ có mưa.
Quản Lộ có óc phán đoán kỳ diệu. Lệnh doãn Quán Đào là Thư Cát Nguyên bày tiệc thết đãi tân khách, đem trứng chim yến, tổ ong mật, và nhện cho vào thùng đậy kín, rồi mời Quản Lộ phán đoán. Quản Lộ gieo quẻ xong, đoạn trả lời:
“Đệ nhất vật: hàn khí tu biến, y hồ vũ đường. Hùng thư dĩ hình, xí được thủ trương Thủ yến noãn dã.
Đệ nhị vật: gia thất đảo huyền - Môn hộ chúng đa Tàng tinh dục độc – Đắc thu nái hoá Thử phong khoả dã.
Đệ tam vật: hồ thúc trường túc - Thổ ty thành la Tầm võng cầu thực - Lợi tại hôn dạ Thử tri thù dã.
Vật thứ nhất: ngậm khí biến hoá, dựa vào nhà cửa đực cái đã rõ - lông cánh sẽ xoè. Đó là trứng yến.
Vật thứ hai:. treo ngược ở nhà - rất nhiều quan gia Chức tinh nuôi độc - đến thu bèn hoá. Đó là tổ ong.
Vật thứ ba: chân đài để đánh - nhả tơ thành lưới - theo lưới kiếm ăn - lợi về đêm tối. Đó là con nhện”.
Cử toạ ai nấy đều kinh ngạc, khen là kỳ tuyệt.
Quản Lộ còn biết xem sống, chết. Viên Thái thú quận Ngụy là Chung Dực cần Quản Lộ tính ngày sinh cho ông ta. Lộ bày quẻ. Lát sau, Lộ nói đúng ngày sinh, tháng đẻ của viên Thái thú. Lộ nói: "Muôn việc đều ở trong số Âm, Dương mà ra, huống hồ là người. Tôi còn có thể biết, khi nào ông chết nữa cơ! Chung Dực sợ, không dám xem tiếp.
Quản Lộ chỉ thọ 48 tuổi. Và chính ông cũng đã biết, ông sẽ sống được bao nhiêu năm. Ông từng nói: "Trán tôi không có sinh cốt - Mắt tôi không giữ được tinh anh - Mũi tôi không có sống mũi - đó đều là những hiện tượng không sống lâu được. Người nào có dung mạo giống tôi, trăm người đều sống đến 48 tuổi. Đó là con số không thay đổi. Mệnh tôi sẽ qua đời ở tuổi 48''.Quả đúng như tiên đoán của ông.
LƯU BÁ ÔN (1311 - 1317)
Tên thật là Lưu Cơ. Bá Ôn là tên tự. Quê quán tại Huyện Thanh Điền, Tỉnh Triết Giang. Ông nổi tiếng trong lịch sử với tư cách một nhà mưu lược quân sự, làm quân sư cho Chu Nguyên Chương (sau trở thành Minh Thái Tổ). Vốn là người có học vấn cao, hiểu thiên văn, giỏi binh pháp. Đỗ Tiến sĩ cuối triều Nguyên, từng giữ các chức: Huyện thừa Huyện Cao An, Tỉnh Giang Tây, Đô sự Nguyên soái phủ hành Tỉnh Giang - Triết (Giang Tây và Triết Giang).
Năm 1360, ông rời bỏ chức quan, đi theo bộ phận nông dân khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương, được tin dùng vì đưa ra nhiều ý kiến có tầm quan trọng chiến lược, giúp cho lực lượng khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ, chống trả có kết quả sự đàn áp của quân Nguyên có ưu thế ban đầu áp đảo về kỵ binh. Điều nổi bật trong cống hiến của ông là đã trình lên Chu Nguyên Chương bản Thời vụ thập bát sách (Mười tám sách lược vận dụng trong tình thế đương thời). Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể lúc đó, ông đã vạch ra cho quân khởi nghĩa phương lược tập trung đối phó với từng kẻ địch trong mỗi thời gian cụ thể, tránh phân tán lực lượng. Để làm được điều đó, ông đã thực hiện khôn khéo việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các tập đoàn vũ trang đối địch rồi tiêu diệt lần lượt các tập đoàn mạnh nhất (Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành...). Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, quân Chu Nguyên Chương đã chiếm được các tỉnh vùng hạ lưu Trường Giang. Năm 1367, ông lại bày mưu giúp Chu Nguyên Chương thực hiện tài tình kế hoạch vòng chiếm Sơn Đông, Hà Nam rồi tiến đánh Đạo Đô (nay là Bắc Kinh) - Kinh đô của triều Nguyên. Hoàng đế Nguyên tháo chạy, triều Nguyên sụp đổ.
Trong tám năm tham dự quân cơ, ông được thừa nhận là có công đầu về mưu lược trong màn trướng. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế Lưu Bá Ôn tâu xin thực hiện chế độ phái quân đóng giữ các vùng biên giới và bờ biển. Trong thời gian này, ông giữ chức Ngự sử trong thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành ý Bá. Những chức vụ này chưa đủ giúp ông phát huy tài trí chỉnh đốn mọi việc lúc nhà Minh một dựng nghiệp... Thấy trước nguy cơ bọn gian thần cậy công lộng hành, những lời ông khuyên nhà Vua nên thi hành chính sách khoan hậu nhân ái bị chúng gièm pha, ông đệ đơn xin từ chức ngay trong Tháng 8 năm. Hồng Vũ thứ nhất (khoảng Tháng 10 - 1368). Năm 1371 ông được về nghỉ sau khi từ chối ngôi vị Tể tướng mà Minh Thái Tổ muốn trao cho vì thấy không thể thực hiện được ý định khi bè đảng chống đối đã hình thành là liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời ông có thể cảm nhận được rắp tâm tiêu diệt công thần của Minh Thái Tổ nên kiên quyết xin lui về để tránh tai vạ.
Những năm cuối đời, sống trong tâm trạng u uất, lo cho dân nước nên ông mắc bệnh. Gian thần Hồ Duy Dung lúc đó đã chiếm được chức vị Thừa tướng, vờ quan tâm phái thầy thuốc đến xem bệnh, cho thuốc. Sau khi uống thuốc, bệnh càng trở nên nguy kịch, ông mất hơn một tháng sau đó.
Người đời lưu truyền nhiều giai thoại về ông, coi ông là Gia Cát Lượng đời Minh, người có công đầu khai quốc. Đôi câu đối:
“Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng
Nhất thông sơn hà Lưu Bá Ôn”
được người ta truyền tụng đến ngày nay.
Lưu Cơ để lại nhiều tác phẩm được tập hợp trong Thành ý Bá Vân tập, trong đó nổi bật là phần bàn về mưu lược quân sự mà tiêu biểu là cuốn Bách chiên kỳ lược, nêu lên một trăm loại hình tác chiến trong mọi điều kiện, được giới quân sự đánh giá cao.
Trong dân gian Trung Quốc có lưu truyền rất nhiều truyện truyền kỳ về Lưu Bá ôn. Từ một câu chuyện được chép trong sách. Tư trị thống giám: Trước khi chết Lưu Bá Ôn nói: ''Ta rất mong những đều dự đoán của ta là sai”. Người ta nói rằng Lưu Bá ôn đã dự đoán được việc đại sát công thần của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, việc ngót ba trăm năm sau, nhà Minh sẽ bị diệt bởi ngoại tộc (tức Mãn Thanh). Đặc biệt, dân gian ca ngợi tài xem Phong thuỷ của ông. Chính ông là người chọn đất cho chu Nguyên Chương định đô ở Kim Lăng (tức Nam Kinh ngày nay). Khi định vị trí đóng cọc xây cung điện chính, Chu Nguyên Chương thấy vị trí hơi chật hẹp, ra lệnh lui về phía sau. Lưu Bá ôn nói quả quyết: "Làm như vậy cũng được, nhưng sau này không tránh khỏi có việc dời đô”. Sự thực sau này diễn ra đúng như lời ông. Năm 1420, tức hơn 50 năm sau, Minh Thành Tổ dời đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh.
Trong con mắt các nhà Phong thuỷ, Lưu Bá ôn là vị tông sư có tài thần cơ diệu toán, là nhân vật đã cắm một cột mốc lớn trong lịch sử khoa Phong thuỷ.
Nhưng cuộc đời có nhiều nghịch lý: một vị có tài thần cơ diệu toán như vậy mà cuối đời lâm vào cảnh bất đắc chí, lại chết vì bị Tể tướng Hồ Duy Dung đầu độc!
Bản thân tư tưởng của Lưu Bá Ôn cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn một mặt, ông tin vào thuyết "Thiện nhân cảm ứng" (giữa trời và người có sự cảm ứng với nhau). Ông cho rằng: “Người, là con của trời, nhờ khí mà sinh ra”. Ông thích quan sát thiên tượng, dự đoán việc đời, tính toán những việc trước sau trong khoảng 800 năm. Nhưng mặt khác, ông lại có khuynh hướng vô thần, cho bản nguyên của Thế giới là khí, một dạng vật chất. Trong tác phẩm Úc Ly Tử của mình, ông viết: ''Quỷ thần tại sao linh thiêng? Chính nhờ con người mà linh thiêng. Cỏ kỳ là cỏ khô, mai rùa là xương khô, đều là vật. Người linh hơn vật, sao không tự nghe mình mà lại nghe vật”.
Do đó, đánh giá về ông, còn nhiều chuyện phải bàn!
Kiểm lại, toàn là phép tính thông thường cho những sinh hoạt đời thường của xã hội, không có gì là cao siêu, là thần cơ diệu toán. Về dự ngôn hoặc tiên tri, người ta cũng đồn rằng Lưu Bá Ôn có làm Sấm ký, nhưng sự thật cũng chẳng có sách vở gì của ông về môn này.
Còn về việc dự đoán rằng Minh Thái Tổ sẽ sát hại công thần thì từ lâu trước đó, người ta đã dự đoán được dã tâm của những Vua chúa phong kiến đời tiền Hán, Trương Lương đã biết Lưu Bang sẽ sát hại công thần, và bỏ đi, không nhận một quan chức hoặc nhiệm vụ gì, vì lẽ "Giảo Thỏ Tử, Cẩu Tẩu Phanh (thỏ nhanh đã bị giết, thì chó săn sẽ bị mổ thịt không cần phải đến đời Minh mới có dự báo đó).
Điểm chót về Lưu Bá Ôn, lúc già bị thất sủng, bị bệnh tật và bị đầu độc chết, chứng tỏ ông không có tài và kiến thức có thể so sánh với các hạng quốc sư khác như Gia Cát Lượng, Khương Tử Nha.
Tóm lại, những truyện truyền kỳ về Lưu Bá ôn còn nhiều truyện hão huyền, hoang đường vì chính ông đã không biết và giải quyết nổi những việc của chính mình.